Bệnh sốt mò là bệnh do ký sinh trùng mò đỏ gây ra. Bệnh này rất khó phát hiện, và nếu không điều trị kịp thời có thể để lại biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.
Bệnh sốt mò mối nguy hại chết người đã trở lại. |
Sau thời gian dài vắng bóng hiện nay bệnh sốt mò đang xảy ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái và số bệnh nhân đang ngày một tăng. Và điều cần lưu ý là hiện nay các loại thuốc kháng sinh điều trị căn bệnh này như Tetracylin, Doxycyclin... không có trong danh sách cơ số thuốc cho bệnh nhân bảo hiểm y tế của xã.
Rất khó phát hiện
Vật trung gian truyền bệnh sốt mò là ấu trùng mò đỏ. Ngay từ khi nở ra, ấu trùng đã mang sẵn mầm bệnh. Chúng bò thường thường sinh sống ở những vùng ven sông, ven suối, nơi có các bụi cây rậm. Khi đi rừng hay trồng trọt, người nông dân có thể bị mò đốt, hút máu.
Ấu trùng mò đỏ không thể phát hiện bằng mắt thường. Một khi bám vào người, chúng thường đốt từ 3-8 ngày. Vết loét do mò đỏ đốt không gây đau hay ngứa, vì vậy rất khó phát hiện. Khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh như viêm phổi, suy hô hấp, người ta thường nhầm sang bệnh khác và vì vậy có những phương pháp điều trị sai lầm.
Tại Việt Nam bệnh sốt mò được phát hiện vào năm 1915b tại Sài Gòn
Đặc biệt sau năm 1990 bệnh sốt mò có xu hướng quay trở lại và lan trên diện rộng.
Sốt mò có thời gian ủ bệnh từ 6-21 ngày. Thường sẽ phát sốt, có vết loét ngoài da, phát ban, sưng hạch...Các vết loét có thể xuất hiện ở khắp các bộ phận trên cơ thể. Bệnh nhân có thể bị nặng ngay từ tuần đầu và có thể dẫn tới tử vong. Tỷ lệ tử vong của căn bệnh sốt mò này là 50-60%.
1 số biểu hiện như rối loạn tuần hoàn, giảm thính lực có thể tồn tại kéo dài sau nhiều tuần sau đó. Với phụ nữ có thai có thể gây biến chứng cho thai nhi hoặc sảy thai, thai chết lưu...
Cách phòng bệnh, chữa bệnh
Bệnh sốt mò thường xảy ra vào mùa mưa, nóng ẩm. Bệnh thường xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10 ở miền Bắc, và xảy ra quanh năm nhưng cao điểm là mùa mưa ở miền Nam.
Cách phòng bệnh hữu hiệu nhất là tránh tiếp xúc với mò và tránh bị mò đốt. Khi vào rừng hay những vùng có cây cối rậm rạp, nên che chắn kín cơ thể, bôi vào chỗ da hở các loại thuốc có thể xua đuổi côn trùng như, cao con hổ, dầu khuynh diệp… Cũng có thể phun các hóa chất diệt côn trùng như DEP, DEFA...
Bệnh sốt mò phải điều trị bằng phương pháp hồi sức tích cực (thở máy, Dopamine). Phải sau 18 ngày, bệnh mới thuyên giảm.