Cảnh giác với những trò lừa đảo tinh vi mới

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Lợi dụng tâm lý thiếu cảnh giác, hay lo lắng của nhiều người, nhiều đối tượng đã giở trò lừa đảo tinh vi để chiếm đoạt tài sản.

Nhờ nghe hộ điện thoại rồi thôi miên cướp tài sản

Thời gian qua, có rất nhiều nạn nhân trình báo cơ quan công an rằng họ đã bị thôi miên đến mức ngoan ngoãn tự đưa hết tài sản cho người khác trong tình trạng vô thức. Xôn xao dư luận nhất là vụ nghi vấn 3 người phụ nữ dùng điện thoại “thôi miên” để chiếm đoạt tài sản tại sân bay Nghệ An.

Nhiều trường hợp người dân đang đi đường thì có người nhờ nghe hộ điện thoại. Các đối tượng lừa đảo  thường mặc quần áo trang

"Nước của quỷ" xuất phát từ một loại chất có tên gọi trong giới giang hồ châu Âu là “Geruch des Teufel”, dịch sang tiếng Việt nôm na là “mùi của quỷ”.

Loại ma túy này không có mùi vị, tồn tại dưới dạng bột để pha vào nước hoặc dạng nước toả khí gần như cồn ête. Nếu như uống hoặc hít phải chất ma túy này, bộ não của người bị hại sẽ bị xoá hết mọi thông tin trước đó 10 phút cho đến khi chất này hết tác dụng. Bộ não của con người ngừng chủ động hoạt động, hoàn toàn nghe theo sự sai khiến của người khác.

phục dạng người lao động khó khăn, họ sẽ nói không biết sử dụng điện thoại và tiếp cận những chị em đi xe máy chậm hoặc đang đi bộ để nhờ nghe hộ. Sau khi nghe xong thì chị em dường như rơi vào trạng thái bị "thôi miên" và đưa tài sản cho chúng.

Thạc sĩ thôi miên Nguyễn Mạnh Quân - Giám đốc Trung tâm UNESCO nghiên cứu và ứng dụng khoa học thôi miên VN, thành viên của

Tổ chức thôi miên quốc tế đã có ý kiến về vấn đề này. Khi người lạ nhờ mình nghe điện thoại, họ để sẵn một túi “mùi của quỷ” dạng nước (nhỏ như ngón tay út) phía mặt sau điện thoại. Nếu mình đồng ý nghe giúp, lập tức họ bóp vỡ túi nước, nước dính vào điện thoại và tỏa khí. Người ngửi được “mùi của quỷ” làm cho bộ não không chủ động mà làm theo sự tác động bên ngoài.

Trong trường hợp này, người bị hại không hề nhớ được mặt kẻ đã hại mình; điều gì đã từng xảy ra với mình; vì sao mất của...

Mỗi túi nước tỏa khí như vậy chỉ có thể tác dụng trong 10 phút, vừa đủ để lấy tài sản. Nếu kẻ lừa đảo muốn lợi dụng tình dục, chúng tiếp tục cho nạn nhân dùng thêm liều thứ hai“dạng bột pha nước”. Lúc này không cần phải lừa để người bị hại uống nước nữa, chúng sai khiến, và người bị hại làm theo.

'Phù phép' tờ tiền 20 nghìn thành 500 nghìn

Facebook mới đây đăng tải hình ảnh tờ tiền được ghép từ 500 nghìn và 20 nghìn một cách tinh vi khiến nhiều người không khỏi giật mình. Hai tờ tiền 500 nghìn và 20 nghìn bị kẻ xấu cắt đôi và dán lại thành hai tờ tiền 500 nghìn, vì màu sắc của chúng khá giống nhau nên rất khó phân biệt nếu không chú ý tới con số ghi mệnh giá tiền.

tien gia

Tờ tiền y như thật được ghép từ tờ 500k và 20k.

Thủ đoạn phù phép lừa đảo này đã nhanh chóng bị cộng đồng mạng vạch trần và chia sẻ kèm theo lời cảnh báo để tránh bị lừa. "Các bạn cần phải quan sát thật kỹ khi đi mua hàng, đổ xăng xe, đi ăn... Với những kỹ xảo này thì sẽ hơi khó nhận ra nếu chỉ nhìn thoáng qua hay đi ăn vào ban đêm", một bạn trẻ mách nước giúp teen không sập bẫy.

Giả danh cán bộ công an và VKS, lừa đảo cả tỷ đồng

Các đối tượng dùng chiêu rất đơn giản là giả danh công an, dọa nạn nhân là đang bị điều tra rồi yêu cầu chuyển tiền vào một tài khoản để “hợp tác điều tra”. Bằng cách này chúng đã lừa đảo, chiếm đoạt cả tỷ đồng từ nhiều người.

Mới đây, ngày 29/3, chị Lê Thị Thanh Ng. (ngụ quận 10, THCM) tìm đến Công an phường 9, quận 10 trình báo về việc chị bị một kẻ giả danh công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo lời chị Ng, sáng 28/3, nạn nhân nhận được điện thoại từ một đối tượng tự xưng là Trung úy Nguyễn Hoàng Nam, công tác tại Công an TP Hà Nội. Đối tượng thông báo, chị đang nợ tiền cước điện thoại gọi quốc tế, hiện Công ty điện thoại đã chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an để điều tra.

Theo đó, đối tượng này bày cách “giải vây” cho chị Ng. rằng: Nếu chị không muốn bị điều tra thì chuyển tiền vào tài khoản tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa, do Lê Thị Mỹ Hồng đứng tên.

Quá lo sợ, lúc 13h00 phút cùng ngày, chị Ng. đã đến Ngân hàng BIDV, chi nhánh 3/2, quận 10 để chuyển 250 triệu đồng vào số tài khoản trên. Sau khi gửi xong, nạn nhân phát hiện bị lừa đảo nên đến công an trình báo.

Ngày 29/3, chị Huỳnh Ngọc Mỹ L. (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) cũng tìm đến công an phường 17, quận Bình Thạnh trình báo về việc chị bị một người nặc danh nhân viên Công ty VNPT, thông báo nợ cước điện thoại 8 triệu đồng và đang bị Bộ Công an xác minh vì có liên quan đến đường dây mua bán trái phép chất ma túy.

Theo đó, để "giải vây" cho chị L, đối tượng yêu cầu nạn nhân đến ngân hàng Techcombank chuyển tiền vào tài khoản do Trịnh Trung Thành đứng tên để  "Ban chuyên án" kiểm tra, xác minh.

Lo sợ, chị L. đã chuyển 250 triệu đồng vào tài khoản do đối tượng cung cấp. Sau khi chuyển tiền, chị L. nghi ngờ nên kiểm tra lại mới phát hiện bị lừa đảo.

lua dao

Các đối tượng liên quan đến vụ lừa đảo bị công an quận Tân Bình triệt phá

Công an quận Tân Bình đã từng nhận đơn trình báo của bà N.T.P. (ngụ phường 4, quận Tân Bình) trình báo việc mình bị lừa 300 triệu đồng. Bà P. cho biết, bà bị một người gọi điện thoại đến nhà thông báo việc bà nợ hai tháng cước điện thoại. Tiếp đó, một người xưng là trực ban Công an TP Hà Nội khẳng định chồng bà P. có liên quan đến đường dây rửa tiền và buôn bán ma túy.

Sau đó, một số đối tượng khác gọi điện thoại đến yêu cầu bà P. chuyển 300 triệu đồng vào hai tài khoản Ngân hàng ACB mang tên Nguyễn Thị Bích Nhi và Trần Thị Mỹ Hoa để “hợp tác điều tra” nếu chồng bà P. không liên quan đến “vụ án” sẽ được hoàn trả.

Sau khi tiếp nhận tin báo, Công an quận Tân Bình vào cuộc và nhanh chóng truy bắt và tóm gọn nhóm lừa đảo.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn