Chị em tự cứu mình trước 77 công việc bị cấm

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Đang làm việc lương thiện để sống thì bỗng một ngày đẹp trời Thông tư 26 có hiệu lực, lao động nữ đứng trước nguy cơ không được phép làm, hay người sử dụng lao động không muốn thuê họ nữa ... Như vậy thì cuộc sống của họ sẽ ra sao? Gia đình, con cái họ biết lấy gì để ăn uống, sinh hoạt, học hành?

Theo đó, Thông tư 26/2013/TT-BLĐTBXH do Bộ LĐTBXH ban hành ngày 18/10/2013 đã quy định danh mục công việc không được sử dụng lao động nữ, có ghi rõ 38 công việc không được sử dụng lao động nữ bởi có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con và 39 công việc không được sử dụng lao động nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi....

Thông tư 26 quy định phụ nữ không được làm nghề bốc vác trên 50kg.

Thông tư 26 quy định phụ nữ không được làm nghề bốc vác trên 50kg.

Các cơ quan chức năng cho rằng vì quyền lợi và sức khỏe của chị em phụ nữ, Thông tư 26 là vô cùng cần thiết. Đã từ lâu, người ta chia con người thành hai phái, phái mạnh là đàn ông, còn phái yếu là phụ nữ. Phái yếu thì tất nhiên phải làm việc phù hợp với sức của mình.

Có người còn lấy làm tự hào lắm bởi Thông tư là minh chứng rõ ràng cho việc đấu tranh bảo vệ quyền lợi của chị em đã đi vào thực tế, hiện thực hóa thành luật chứ không chỉ hô hào khẩu hiệu chung chung.

Kể ra thì các chị em khi được nghe đến quy định này cũng có chút tự hào. Thế nhưng lại có chuyện oái ăm là sự tự hào chút chút ấy chẳng đủ khiến chị em vui vẻ bởi biết bao lo ngại Thông tư này có thể ảnh hưởng đến miếng cơm manh áo của rất nhiều người.

Trong xã hội hiện tại, có khá nhiều những người phụ nữ đang làm việc trong nhóm nghề ở danh sách này. Ví dụ, những người phụ nữ làm nghề mổ tử thi, lái xe có tải trọng lớn, hay nghề khuân vác... Họ làm công việc đó với một niềm đam mê để thỏa thú ưa mạo hiểm, và họ cũng cho rằng mình có đủ khả năng, đủ sức khỏe để làm tốt những công việc đó.

Hay đối với nhiều phụ nữ khác, dù có không thích làm công việc trên, nhưng họ vẫn làm với sự tự nguyện là bởi vì những công việc đó chính là cần câu cơm, là lựa chọn duy nhất mà họ có thể làm để mưu sinh.

Đang làm việc lương thiện để sống thì bỗng một ngày đẹp trời Thông tư 26 có hiệu lực, lao động nữ đứng trước nguy cơ không được phép làm, hay người sử dụng lao động không muốn thuê họ nữa ... Như vậy thì cuộc sống của họ sẽ ra sao? Gia đình, con cái họ biết lấy gì để ăn uống, sinh hoạt, học hành?

Cũng may là người Việt mình nhanh trí, trong cái khó tự dưng ló cái khôn, đã tìm ra những cách mà vừa có thể làm việc lại không vi phạm quy định để bảo vệ chị em của Nhà nước.

Với công việc khuân vác trên 50kg bị cấm, thay vì vác 1 lần, nay chia ra làm 2 lần mỗi lần 25kg (để không phạm quy). Tương tự như vậy, công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước bẩn hôi thối (từ 4 giờ trong một ngày trở lên, trên 3 ngày trong 1 tuần) cũng nên chia nhỏ ra, làm 3 giờ trong 1 ngày và 3 ngày/tuần...

Bằng cách chia nhỏ công việc ra, lao động nữ vừa có thể bảo vệ sức khỏe bản thân, tiếp tục làm việc lại đảm bảo theo đúng quy định của Nhà nước. Nhất cử đại tiện như vậy, rõ là đáng mừng quá còn gì!

Chỉ có điều hơi đáng tiếc chút xíu đó là thu nhập sẽ bị giảm đi khá nhiều. Thế nhưng cũng chẳng biết làm sao, Nhà nước ban hành quy định là để người dân tuân thủ chứ có phải nói chơi đâu.

Nhiều người cứ một mực khẳng định Thông tư 26 ra đời là sự tiếp nối "những quy định trên trời" khiến dư luận bức xúc lâu nay như ngực nhỏ không được lái xe, cộng điểm thi đại học cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng... Tuy nhiên, không thể phủ nhận mục đích tốt đẹp để bảo vệ chị em của nó. Vì vậy thay vì phản đối, chị em nên tìm cách thích ứng để vui vẻ sống cùng quy định ấy.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn