Trẻ tử vong vì bố mẹ thiếu hiểu biết
Theo tin tức của tờ Usatoday, vào tháng 1 năm 2015, bé gái Mỹ 10 tuần tuổi, Nevaeh Marie Landell đã chết vì ngộ độc nước, theo kết quả báo cáo của bệnh viện. Cha mẹ bé gái bị buộc tội giết chết con bằng cách pha loãng sữa mẹ với nước để cho con uống.
Bố mẹ của bé là Herbert (George) Landell, 26 tuổi, và Lauren Fristed, 25 tuổi. Theo cảnh sát, con gái Nevaeh của họ đã bị uống sữa mẹ pha loãng với nước, dẫn đến tình trạng não sưng, hàm lượng các chất điện giải và muối trong cơ thể giảm và bé đã tử vong vì ngộ độc nước. Trầm trọng hơn, cha mẹ bé Nevaeh còn bị buộc tội là đã không đưa con đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời mà ở nhà cầu nguyện (theo tín ngưỡng tôn giáo của họ). Đến khi tình trạng của con rất nặng, họ mới mang con đi khám nhưng đã quá muộn. Hiện cả hai vợ chồng đều đang bị giam giữ trong tù.
Cặp vợ chồng này đã bị cảnh sát bắt giữ vì cho con gái 10 tuần tuổi của uống sữa mẹ pha loãng với nước, dẫn đến tử vong. (Ảnh: usatoday.com) |
Lí do không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước
Một loạt các chuyên gia từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Viện Hàn lâm y học về Nuôi con bằng sữa mẹ, Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ và trang Kelly Mom.com đều nhấn mạnh những nguy cơ tiềm ẩn khi cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú sữa mẹ uống lẫn nước dưới đây:
- Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể ảnh hưởng đến nhịp bú sữa mẹ bình thường của trẻ và có thể gây ra nhầm lẫn giữa sữa mẹ và núm vú cao su (nếu cho trẻ uống nước trong bình có núm vú cao su)
- Trẻ mới chào đời uống nước hoặc nước đường có thể bị tăng hàm lượng bilirubin trong cơ thể, dẫn tới mắc bệnh vàng da sơ sinh và phải ở lại bệnh viện lâu hơn.
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước có thể bị ngộ độc nước đi kèm các triệu chứng như rên rỉ, hôn mê, co giật,.... Các chuyên gia y tế khuyến cáo, uống quá nhiều nước, đặc biệt là với trẻ dưới 1 tuổi khiến nồng độ sodium trong cơ thể bé bị loãng hơn bình thường và dẫn đến co giật, hôn mê, tổn thương não, thậm chí tử vong.
- Nước hoàn toàn không chứa calories, điều này có nghĩa là cho trẻ sơ sinh uống nước chỉ làm trẻ đầy bụng, không hấp thụ thêm chút năng lượng nào mà lại không có cảm giác thèm sữa. Điều này có thể là nguyên nhân khiến trẻ khó đạt được mức cân nặng chuẩn, thậm chí giảm cân.
Mẹo cho con bú an toàn không bị sặc sữa
Muốn trẻ không bị sặc khi bú, bạn hãy hạn chế nguy cơ từ trào ngược dạ dày lên thực quản bằng những biện pháp sau đây:
Chọn thời điểm bú hợp lý
Theo nghiên cứu thì bạn không nên cho trẻ vừa bú vừa ngủ vì điều này rất dễ khiến bé bị quên và sặc sữa, các mẹ tuyệt đối không cho con bú khi đang ngủ, nếu đang bú thì bé ngủ bạn nên đặt con xuống vị trí thích hợp thay vì để con ngậm ti. Bạn nên cho con bú đúng giờ giấc, thường là sau khi bé vừa ngủ dậy. Bạn cũng không nên cho bé bú quá nhiều khi bé đang đói, vì hiện tượng háu đói cũng bé vồ vập khi bú rất dễ dẫn đến sặc.
Theo nghiên cứu thì bạn không nên cho trẻ vừa bú vừa ngủ vì điều này rất dễ khiến bé bị quên và sặc sữa. |
Tư thế bú
Bạn nên bế trẻ cao đầu, ở tư thế thoải mái, không nên để gập cổ hoặc ngửa cổ quá bởi vì việc để gập cổ sẽ gây khó nuốt còn ngửa cổ thì dễ bị sặc sữa lên mũi. Ngoài ra bạn cũng phải cho trẻ bú từ từ, không nên vội vàng vì điều này rất nguy hại đối với bé.
Ngăn chặn việc sữa trào quá nhiều
Một số bà mẹ do sữa quá nhiều nên có thể hiện trẻ bị ngạt sữa. Khi gặp trường hợp này người mẹ có thể dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú lại ngăn bớt sữa xuống. Hoặc bạn có thể lấy bình sữa nặn sữa ra trước rồi để dành cho con bú về sau, điều này tránh được sự lãng phí sữa cho người mẹ và cho bé.
Cho trẻ nghe điện thoại như đang "giết con" (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Rất nhiều phụ huynh có thói quen cho con nghe điện thoại nhưng lại không lường được những nguy hiểm tiềm ẩn từ việc này. |