Những nguy cơ khôn lường với bé khi hè đến

08:00, Chủ nhật 26/06/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Mùa hè là thời gian trẻ được thoải mái vui chơi hơn, nhưng cũng vì vậy mà trẻ cũng dễ có nguy cơ gặp những ảnh hưởng sức khỏe ngoài môi trường.

Tiết trời nắng nóng, vận động nhiều và đổ mồ hôi có thể khiến cơ thể trẻ gặp những triệu chứng khó chịu. Để trẻ luôn được vui chơi khỏe mạnh và thoải mái trong mùa hè, bố mẹ cần nắm bắt những nguy cơ mà trẻ có thể gặp phải, đồng thời có giải pháp đề phòng lẫn xử lý thích hợp.

me
Bố mẹ cần nắm bắt những nguy cơ mà trẻ có thể gặp phải.

Tác hại của ánh nắng đến làn da trẻ

Chắc hẳn bạn thường nghe nói rằng làn da của trẻ con giống như “có nước” vậy, thật sự là thế, da của trẻ chứa một hàm lượng nước khá lớn, cũng vì vậy mà nó càng dễ bị ảnh hưởng bởi ánh mặt trời hơn so với người trưởng thành. Nếu bố mẹ không có công tác chống nắng khoa học cho con, một khi để da trẻ bị tổn thương sẽ làm tăng nguy cơ ung thư da về sau.

Cách xử lý trực tiếp: Luôn sắp xếp cho trẻ vui chơi ở nơi tránh xa ánh mặt trời gay gắt, đồng thời bổ sung đủ nước cho da. Sau khi trẻ chơi đùa và đổ nhiều mồ hôi, lượng nước trên da sẽ thất thoát không ít, lúc này bạn nên lau khô mồ hôi cho trẻ, để trẻ nghỉ ngơi thư giãn trong khoảng 30 phút rồi tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió nhưng đảm bảo thoáng mát, điều này có thể giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn cho da và cả cơ thể. Nếu tình trạng nặng khi da trẻ xuất hiện hiện tượng nổi bóng nước hoặc nứt nẻ, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được xử lý đúng cách.

Công tác phòng ngừa: Cách đơn giản nhất chính là thoa kem chống nắng khi trẻ ra ngoài vui chơi. Nón và kính râm cũng là đồ phòng hộ tốt giúp trẻ tránh khỏi tác hại của ánh nắng đến làn da. Đồng thời trong quá trình hoạt động, bạn nên đảm bảo cho trẻ uống đủ nước.

Trẻ bị mất nước

Ngoài tác hại từ ánh nắng đến làn da thì tiết trời oi bức còn khiến trẻ dễ có nguy cơ bị mất nước nghiêm trọng. Chức năng tản nhiệt của cơ thể trẻ kém hơn nhiều so với người lớn. Nếu trẻ có biểu hiện uể oải, hay bồn chồn bất an, thậm chí trường hợp nặng có thể dẫn đến hôn mê thì nhiều khả năng trẻ rơi vào tình trạng mất nước. Vài trường hợp trẻ còn có biểu hiện như đau bụng, nôn ói, hô hấp gấp, mắt khô v.v…

Cách xử lý trực tiếp: Với trẻ trên 2 tuổi, khi có biểu hiện mất nước, bạn nên lập tức cho trẻ uống một ly nước ấm và tìm cách giúp trẻ nhanh chóng hạ nhiệt cơ thể. Nếu trẻ dưới 2 tuổi có thể cho trẻ uống dung dịch điện giải, sau đó để trẻ nghỉ ngơi ở nơi bóng râm. Nếu sau khi uống nước và nghỉ ngơi mà không có chuyển biến tốt, kèm theo hiện tượng nôn ói thì cần kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện.

Công tác phòng ngừa: Việc đầu tiên mỗi buổi sáng sau khi trẻ thức dậy là nên cho trẻ có thói quen uống một ly nước ấm, đồng thời trong quá trình trẻ vui chơi, bạn cũng nên nhắc nhở trẻ thường xuyên uống nước. Thông thường nước đun sôi để nguội là tốt nhất, song song đó có thể bổ sung thêm nước ép trái cây.

Trẻ bị tổn thương chân

Khi vui chơi, trẻ thường thích đi chân trần trên đất cát và nghịch ngợm, ngoài ra cũng có thể để lộ phần chân bên ngoài những chiếc dép lê, vì vậy mà làm tăng nguy cơ chân bị tổn thương.

Cách xử lý trực tiếp: Nếu chân trẻ bị giẫm phải vật sắc nhọn, đầu tiên bạn cần làm sạch vết thương, sát trùng và dùng gạc y tế băng bó kỹ càng, nếu vết thương nặng cần theo dõi để thường xuyên thay băng. Trong vài ngày sau đó cần chú ý quan sát xem chân của trẻ có biểu hiện viêm nhiễm như sưng phù, tấy đỏ hay mềm nhão, chảy dịch nước hay không. Nếu vết thương nghiêm trọng còn phải đưa trẻ đi tiêm ngừa kịp thời.

Công tác phòng ngừa: Chọn nơi vui chơi an toàn cho trẻ, chú ý xung quanh xem có những vật dễ gây tổn thương chân hay không, khuyến khích trẻ không nên đi chân trần để giảm nguy cơ giẫm đạp dị vật và đứt chân.

Da nổi mẩn do thực vật có độc tố

Trong quá trình vui chơi, trẻ có khả năng tiếp xúc với các loại cây cỏ có độc tố hoặc chứa chất gây dị ứng, khiến da trẻ xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ, có thể kèm theo cả đau hoặc ngứa.

Cách xử lý trực tiếp: Nếu bạn nghi ngờ tình trạng nổi mẩn da của trẻ là do thực vật có độc, trước hết cần tắm rửa sạch sẽ cho trẻ để giảm “tàn tích” của độc tố bám trên cơ thể, thay quần áo khác cho trẻ và nhanh chóng giặt sạch bộ quần áo trẻ vừa mặc. Nếu tình trạng nhẹ, bạn có thể bôi kem đặc trị quen thuộc, nhưng nếu thấy tình trạng nghiêm trọng thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và xử lý.

Công tác phòng ngừa: Bình thường bạn nên tìm hiểu một số loại thực vật xung quanh môi trường sống, tăng cường hiểu biết về các loại cây có thể gây hại cho trẻ. Nếu nơi trẻ vui chơi có nhiều cây cỏ, tốt nhất là cho trẻ mặc quần áo dài tay, chỉ cần chọn chất liệu thông thoáng, hút ẩm tốt là được.

Trẻ bị đau tai

Nếu con bạn thích nghịch nước thì mùa hè thật sự là thời gian lý tưởng để trẻ ngâm mình thỏa thích, cũng vì vậy mà tăng nguy cơ trẻ bị viêm tai hơn. Nếu bất cẩn để nước vào tai sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, gây hại cho đôi tai trẻ.

Cách xử lý trực tiếp: Khi trẻ đi bơi hoặc nghịch nước, cần đảm bảo không để nước vào tai giữa của trẻ. Nếu đường lỗ tai bị viêm do nước thì dù trẻ ngẩng đầu hay ăn uống đều sẽ bị đau tai, lúc này bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để xử lý.

Công tác phòng ngừa: Khi trẻ đi bơi có thể nhét nút bịt tai cho trẻ, sau khi vui chơi xong bạn có thể bảo trẻ nhạy vài cái hoặc nghiêng đầu vỗ nhẹ để nước thoát ra ngoài.

Cách phòng và chữa cận thị cho con
Cách phòng và chữa cận thị cho con
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Trẻ bị cận thị đang ngày càng tăng lên. Vậy làm thế nào để phòng và chữa cận thị cho con là câu hỏi nhiều phụ huynh quan tâm nhất.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Nguyễn Trà Mi