Những việc bố mẹ làm đang "hại chết con" mà không hề hay biết

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Các bậc phụ huynh hãy bỏ ngay những việc này vì có thể sẽ hại chết con mà không hề hay biết.

Ép con ăn quá mức

Mới đây, một câu chuyện đau lòng về chuyện ép con ăn của một bà mẹ đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh. Một bé trai 5 tuổi tại Trung Quốc, vì bị ép ăn cháo và uống sữa quá no, nên khi ngủ trưa tại nhà trẻ đã tử vong. Nguyên nhân tử vong được các bác sĩ kết luận là do thức ăn nghẹn lại ở khí quản, khiến trẻ tử vong. Câu chuyện quá đau lòng trên đã một lần nữa cảnh báo các bà mẹ, không nên vì thương con mà ép con ăn quá mức, dẫn đến vô tình hại chết con.

me
Không nên vì thương con mà ép con ăn quá mức, dẫn đến vô tình hại chết con.

Dùng thuốc kháng sinh bừa bãi có thể hại chết con

Tác dụng phụ khi uống kháng sinh là một trong những lý do chính khiến trẻ phải nhập viện khẩn cấp. Thuốc kháng sinh có thể gây ra tiêu chảy, nôn mửa. 5/100 trẻ em cũng có triệu chứng dị ứng với các loại thuốc kháng sinh, thậm chí đã có nhiều trường hợp tử vong do phản ứng sốc với kháng sinh liều cao.

Sử dụng thuốc kháng sinh liều cao cũng làm vi khuẩn thay đổi mạnh mẽ hơn và kháng thuốc. Điều này có nghĩa là lần sau con bạn dùng thuốc kháng sinh, thuốc sẽ không có tác dụng.

Điều này rất nguy hiểm, bởi nếu cơ thể trẻ sản sinh cơ chế nhờn và tự kháng lại thuốc, thì khi mắc bệnh sẽ vô cùng khó trong việc điều trị, khiến bệnh trở nên nặng và trở thành mãn tính, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con.

Chủ quan khi dùng dầu gió 

Khoa Cấp cứu (BV Nhi đồng 1) từng cấp cứu một bé gái gần 2 tuổi trong tình trạng hôn mê và có những cơn ngưng thở khoảng 15 giây. Nguyên nhân là do bé đã cầm chai dầu gió đưa lên miệng uống. Sau đó 15 phút, bé lịm dần đi, nôn mửa và khó thở.

Ngày nay gần như bất cứ gia đình nào cũng có 1 chai dầu gió để phòng khi cảm, sốt, đau bụng hay đau đầu… Nhưng chính vì nó quá quen thuộc nên nhiều người nghĩ rằng dầu gió vô hại. Do đó, mọi người thường không có ý thức cất lọai dầu này cẩn thận và xa tầm với của trẻ nhỏ. Dẫn đến rất nhiều trường hợp trẻ vì tò mò đã uống nhầm dầu gió, nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của trẻ

Các mẹ lưu ý, đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi tuyệt đối không sử dụng dầu gió để cho bé uống, dù có pha loãng. Nó chỉ có tác dụng bôi ngoài da, nếu uống sẽ hủy hoại niêm mạc hệ tiêu hóa, gây suy hô hấp…

Cho trẻ ăn hoa quả tráng miệng

Nhiều mẹ nghĩ rằng cho bé ăn hoa quả sau bữa ăn sẽ giúp sạch miệng, thực tế, đây là một quan niệm sai lầm. Ăn hoa quả ngay lập tức sau bữa ăn có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Mẹ nên ghi nhớ: Hoa quả chỉ nên được ăn với một cái dạ dày “rỗng”, tức là trước đó, trẻ chưa từng được ăn gì.

Cứ tưởng tượng, khi bé vừa ăn xong bát cháo lớn, mẹ cho con ăn thêm chút chuối. Hai thìa chuối đáng lẽ ra đã có thể đi thẳng vào ruột và được cơ thể hấp thụ. Vậy nhưng bát cháo lớn còn đang trong dạ dày đã cản trở chúng. Thêm vào đó, hoa quả vào ruột sẽ sản sinh ra axit. Các axit này sẽ làm hỏng các chất dinh dưỡng có trong “bát cháo” đang ở dạ dày bé, đồng thời gây ra đầy bụng, khó tiêu.

Hẳn mẹ còn nhớ cảm giác vừa ăn tối xong mà ăn một quả chuối, ta sẽ “có hứng” đi toilet ngay lập tức. Đó là vì axit trong chuối ở dạ dày đã khiến bữa ăn bị “hỏng” và cơ thể muốn tống chúng ra ngoài.

Đừng để điều đó xảy ra tương tự với bé. Lời khuyên hợp lý nhất, đó là cho trẻ ăn hoa quả vào bữa chiều hoặc 30 phút trước khi mẹ dự định cho bé ăn bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, nhiều loại hoa quả như hồng, dứa…lại không được cho bé ăn khi dạ dày rỗng.

Ngậm thức ăn

Một số bé có thói quen ăn ngậm, bất kể trong bữa ăn chính hay bữa phụ. Đây là một thói quen rất xấu vì việc ngậm thức ăn lâu trong miệng sẽ khiến men tiêu hóa thức ăn ở tuyến nước bọt chuyển hóa thức ăn thành đường, tạo nên vị ngọt khiến bé càng thích ngậm lâu hơn, nhất là ở những bé mải chơi, vừa chơi vừa ăn. Lượng đường có trong các loại thức ăn bám vào răng trong một khoảng thời gian dài, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập và dễ làm sâu răng của bé.

Việc cho con vừa ăn vừa xem TV thời gian đầu có thể thấy dễ cho bé ăn hơn, bé ăn nhiều hơn nhưng lâu dần rất dễ tạo thói quen mải chơi, mải tập trung xem TV hay quảng cáo mà quên nhai nuốt và bé sẽ ngậm thức ăn. Khi bé không chịu nhai, men tiêu hóa không được kích thích bài tiết đủ cũng là lý do khiến bé chán ăn, hay ngậm. Do đó cha mẹ không nên cho con vừa ăn vừa chơi hoặc xem TV nhé.

Ăn xong “lùa” con lên giường luôn

Sau bữa ăn tối, nhiều bà mẹ muốn con nhanh nhanh chóng chóng đi ngủ để còn thời gian dọn dẹp và làm việc. Tuy nhiên, nếu giấc ngủ ập đến ngay lập tức sau bữa ăn, nó sẽ làm chậm nhu động ruột, giảm tiết dịch tiêu hóa và khiến thực phẩm bé vừa ăn trong dạ dày có thể không được tiêu hóa hoàn toàn. Mặt khác, tình trạng ứ đọng thức ăn trong dạ dày còn kích thích não gây ra các hiện tượng ác mộng, mất ngủ hay ngủ không yên giấc ở trẻ.

Vừa ăn vừa uống

Rất nhiều mẹ vì sợ con mắc nghẹn khi ăn nên hay cho ăn theo kiểu 1 muỗng cháo lại xen kẽ 1 muỗng nước. Cứ như vậy, thói quen này theo bé đến lớn, 1 bữa ăn bé có thể cùng uống cả ly nước đầy.

Các nhà dinh dưỡng học cho rằng, cho dù uống bất kỳ loại nước nào khi ăn đều làm cho quy trình tiêu hóa bị ảnh hưởng, vì nó làm tăng kích thích của dạ dày. Khi có quá nhiều chất lỏng và thức ăn trong dạ dày, quá trình tiêu hóa sẽ chậm lại. Ngoài ra, khi vừa ăn vừa uống nước, bé sẽ không ý thức được thức ăn trong miệng, sẽ không lựa chọn được cách nuốt phù hợp, không thể tập nhai khi đến tuổi. Uống nước còn gây cảm giác no ảo (no nước chứ không phải no do thức ăn), làm bé ăn được ít, dễ gây biếng ăn, mặt khác còn có thể gây ra một vài triệu chứng như đau bụng, hay ợ hơi.

Như vậy, nếu sợ con mắc nghẹn thì bạn có thể chế biến món cháo loãng cho bé hơn 1 chút. Bé ăn 1 lèo 1/2 hoặc 1/3 chén có thể cho uống một chút nước để bớt sự nhàm chán của khẩu vị, nếu bé ngon miệng thì không cần có nước. Ăn hết bữa, cho bé tráng miệng 1-2 muỗng nước. Khi nào bạn cảm thấy dạ dày của con đã hoàn thành nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn mới nạp vào thì có thể cho bé uống nước lọc hoặc nước trái cây nào tùy thích.

3 dấu hiệu sau khi trẻ đi nắng về cảnh báo con gặp nguy!
3 dấu hiệu sau khi trẻ đi nắng về cảnh báo con gặp nguy!
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Đừng xem thường những dấu hiệu dưới đây nếu không muốn trẻ gặp nguy hiểm khi vừa đi ngoài nắng về.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn