Thẻ tín dụng là gì?
Thẻ tín dụng chính là một loại thể giúp người dùng thuận tiện trong việc tiêu dùng và chi tiêu mua sắm. Đây là loại thẻ tiêu trước trả sau nên bạn chẳng cần có tiền vẫn có thể mua sắm dễ dàng. Tuy nhiên, do hình thức chi tiêu này quá thoải mái nên nếu bạn không biết cách quản lý tài chính dễ trở thành con nợ của ngân hàng. Dưới đây là nhữg bí quyết giúp bạn sử dụng thẻ tín dụng thông minh không hại.
nguyên tắc khi sử dụng thẻ tín dụng
Mơi hạn mức thẻ tín dụng không quá 50% thu nhập
Một trong những nguyên tắc đầu tiên khi bạn mở thẻ tín dụng là hạn mức không được vượt quá 50% tổng thu nhập hàng tháng. Bạn cần nhớ rằng thẻ tín dụng là hình thức tiêu trước trả sau. Khi bạ mở thẻ hạn mức quá lớn bạn chi tiêu quá tay thì khả năng thanh khoản sẽ vô cùng khó. Và lúc này bạn sẽ trở thành con nợ của ngân hàng từ ngày này sang ngày khác đó là điều mà chẳng ai mong muốn.
Theo các chuyên gia tài chính khuyên rằng, chỉ nên đăng ký hạn mức thẻ tối đa bằng 50% thu nhập hàng tháng. Để đảm bảo khả năng thanh toán nợ, đều đặn hàng tháng. Đồng thời, là giải pháp để tránh nợ tháng này dồn tháng sau. Nếu mức thu nhập của bạn là 50 triệu đồng/tháng thì hạn mức thẻ tín dụng của bạn chỉ nên có là 25-30 triệu mà thôi. Với hạn mức này sẽ giúp bạn kiểm soát tài chính của mình tốt hơn.
Đừng bao giờ mở quá nhiều thẻ tín dụng một lúc
Mỗi một người chỉ nên có 1 hoặc 2 thẻ tín dụng là nhiều. Bởi vì sử dụng càng nhiều thẻ tín dụng càng khiến bạn mất kiểm soát chi tiêu. Hay hạn mức chi tiêu cao hơn nhiều hơn thu nhập. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc thanh toán nợ hàng tháng. Bên cạnh đó, khi bạn có quá nhiều thẻ tín dụng bạn sẽ khó kiểm soát ngày tháng đáo nợ và chi tiêu trong đó dễ bị mất kiểm soát tài chính và trở thành con nợ của ngân hàng lúc nào không biết. Bởi vậy, với mỗi người chỉ cần 1 cái cùng lắm là 2 chiếc thẻ tín dụng để cho dễ kiểm soát.
Thực hiện thanh toán đầy đủ và đúng hạn
Thẻ tín dụng cũng như bất kỳ một loại thẻ nào đều có ngày đáo hạn ngày hoàn tiền. Bởi vậy, khi sử dụng thẻ tín dụng bạn hãy nhớ ngày hoàn tiền để không bị ghi nợ và tính lãi suất cho khoản tiền đã âm ở trong thẻ. Hiện nay hầu hết các ngân hàng đều có hạn mức tín dụng từ 30 – 45 ngày. Do đó, bạn nên có kế hoạch chuẩn bị tài chính để thanh toán khoản nợ đúng hạn.
Tốt hơn hết, nên thanh toán nợ đầy đủ theo thời hạn. Không nên để nợ tháng này dồn lên nợ tháng sau. Khi đó, con số bạn phải trả ngân hàng sẽ tăng lên đáng kể.
Giả sử, hạn mức tín dụng là 15 triệu đồng/tháng. Bạn cần thanh toán khoản nợ này chậm nhất vào ngày 15/4/2024.
Nhưng tài chính của bạn không đảm bảo, bạn có thể thanh toán 5% cho hạn mức tối thiểu. Có nghĩa rằng, bạn cần thanh toán 750.000 đồng. Số nợ còn lại là 14.250 triệu đồng sẽ được thanh toán vào thời hạn sau. Khi đó, vào tháng 6/2024 bạn cần phải thanh toán nhiều hơn 14.250 triệu đồng.
Tránh rút tiền mặt từ thẻ tín dụng
Một trong những nguyên tắc hàng đầu của thẻ tín dụng là đừng bao giờ rút tiền mặt ra để tiêu dùng. Bởi vì thẻ tín dụng chỉ kích cầu mua sắm mà thôi. Nếu bạn đang cần tiền mặt và thực hiện rút tiền từ trong thẻ ra để lấy tiền mặt thì đó chính là một điều rất sai lầm. Bởi vì phí rút tiền từ thẻ tín dụng khá là cao nếu như không phải trường hợp bất khả kháng thì có lẽ không ai đi rút tiền trong thẻ tín dụng ra cả. Bởi vậy, bạn nên nhớ rằng khi dùng thẻ tín dụng chỉ nên dùng mua sắm còn việc rút tiền nên hết sức hạn chế nhé!
Tận dụng ưu đãi từ thẻ tín dụng
Đây là một trong những lợi thế cho chủ thẻ mà bạn nên tận dụng. Khi hạn mức tín dụng của bạn cao, nhu cầu chi tiêu nhiều thì ngân hàng sẽ có nhiều chương trình ưu đãi dành cho khách hàng để giữ chân khách hàng.
Chẳng hạn, giảm giá 10% khi mua sắm tại thương hiệu thời trang, nhà hàng… Hay các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp tại spa, bệnh viện…
Khi quyết định mở thẻ tại ngân hàng. Hãy tìm hiểu kỹ càng những thông tin này tại các ngân hàng khác nhau để đưa ra quyết định chính xác.