Liên quan đến sự việc nhận nhầm con tại nhà hộ sinh của bà Nguyễn Mai Hạnh (SN 1952, Quán Thánh, Ba Đình) và con gái Tạ Thị Thu Trang (SN 10/10/1974), bà Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền cho hay: “Trường hợp bà Mai Hạnh xét nghiệm ADN tại Trung tâm của tôi từ năm 2015. Mấy hôm nay thấy báo chí đăng tải nhiều nhưng tôi không chú ý vì tôi xét nghiệm nhiều trường hợp nhầm như thế này rồi. Chỉ khi có nhiều phóng viên cùng gọi điện hỏi, tôi mới tra sổ và thấy đúng trường hợp mình đã từng làm".
Bà Nga nhớ lại, nửa năm trước, có 1 người phụ nữ ngoài 60 tuổi, dáng người nhỏ nhắn, đi cùng 1 cô con gái giống mẹ, nhìn rất dễ thương tới Trung tâm của bà để được xét nghiệm ADN giữa người mẹ với cô con gái không đi cùng hôm ấy.
“Khi bà mẹ nhận kết quả từ Trung tâm, bà khóc rất nhiều. Tôi thắc mắc và có hỏi tại sao bác lại khóc như thế? Người phụ nữ này nói, không biết đứa con kia của tôi ở đâu, tôi thương nó quá.
Tôi lưu lại kết quả xét nghiệm cho bà để bà đi tìm con và khi nào tìm thấy con tôi sẽ làm xét nghiệm cho 1 mình đứa con đó thôi, bà không tốn tiền làm lại xét nghiệm ADN nữa. Còn tất cả các khách khác tôi xóa đi sau 1 thời gian để giữ bí mật cho khách”, bà Nga chia sẻ.
Bà Hạnh - chị Trang |
Chuyện chưa tiết lộ về "linh cảm của người làm mẹ"
Một lần, bà Mai Hạnh đi vào 1 cửa hàng và thấy 1 cô gái trạc tuổi con gái mình, có gương mặt rất giống những đứa con của bà, trong khi đó chị Trang đang sống ngay bên cạnh lại không giống mẹ. Bà Mai Hạnh tìm tới tận nhà nhưng bà mẹ của người con gái kia lại nói, tôi sinh con không ở cùng bệnh viện với bà, đây không phải con bà đâu.
Sau đó, chính người con gái trong gia đình đó tìm tới nhà bà Mai Hạnh để gặp bà và cũng nói, “chắc bác nhầm, mẹ cháu sinh ở bệnh viện khác còn bác sinh ở bệnh viện khác”. Nói rồi cô gái ấy lại lủi thủi ra về.
“Bà Mai Hạnh khóc ở Trung tâm của tôi, có lẽ vì nghĩ mình đã để tuột đứa con của mình lần nữa. Vì tại sao cô gái ấy lại quay lại tìm bà? Vấn đề là ở chỗ đó”, bà Nga nói thêm.
Xét nghiệm ADN không khiến gia đình tan vỡ...
Trước câu hỏi, nhiều người có suy nghĩ, xét nghiệm ADN dẫn tới hạnh phúc của nhiều gia đình bị phá vỡ, GS. TS Lê Đình Lương – Chủ tịch Hội Di truyền học Việt Nam đưa ra quan điểm bác bỏ.
“Nói xét nghiệm ADN là phá vỡ hạnh phúc, đây là 1 tư duy rất lạ lùng, là ngộ nhận đáng tiếc cho những người có tư duy kiểu như thế.
Những người tới xét nghiệm AND, bản thân họ bức xúc trong quan hệ của mình, đã nghi ngờ nhau, bản thân họ đã bất hạnh rồi. Còn những gia đình bình thường có bao giờ xuất hiện ở Trung tâm để xét nghiệm ADN đâu? Họ đưa nhau tới Trung tâm để xét nghiệm ADN nhưng trong số đó, trên 1 nửa lại trở lại hạnh phúc bình thường vì ADN đã thanh minh cho họ.
Những trường hợp ADN không thanh minh cho họ là do chính họ đã gây ra sự cố với nhau chứ ADN không phá hoại hạnh phúc của họ”.
Liên quan đến sự việc của gia đình bà Mai Hạnh mong muốn tìm lại người con ruột của mình, đồng thời cũng muốn tìm lại gốc gác cho chị Tạ Thị Thu Trang, phía cơ quan chức năng đã vào cuộc để giúp đỡ gia đình.
Cơ quan chức năng đã sàng lọc và xác định được khoảng 600 người sinh ngày 10/10/1974, cùng thời gian với con gái bà Hạnh.
Đội Cảnh sát hình sự của quận Ba Đình giữ vai trò chủ lực tìm kiếm và dự kiến sẽ là vụ việc “dài hơi”. Bởi những người sinh thời điểm đó trong hồ sơ đều ghi chung chung nơi ở là “Hà Nội”. Nhiều người còn cắt hộ khẩu, đã chuyển đi nơi khác.
Cơ quan chức năng đề nghị những người nằm trong "danh sách có thể là con bà Hạnh" nhiệt tình hợp tác khi công an xét nghiệm ADN.
Ngày 10/10/1974, bà Nguyễn Mai Hạnh, ở Quán Thánh, Ba Đình (Hà Nội) sinh con gái thứ ba tại nhà hộ sinh Ba Đình trong ngõ Phan Huy Ích, nay là nhà hộ sinh số 12 Lê Trực. Thấy thẻ đeo chân con là số 32, không trùng với số 33 ở tay mình, gia đình bà đi tìm nhưng không thấy em bé nào có số 33. Khi hỏi, bà được bác sĩ giải thích: Đi tắm nên bị mờ. Đây đúng là con chị. Người con khác số được bà Hạnh đặt tên là Tạ Thị Thu Trang. Tuy nhiên chứng kiến con lớn mỗi ngày một khác và linh cảm người mẹ cho bà biết Trang không phải con ruột. Trong khi đó hàng xóm, gia đình bên nội cũng nhận thấy điều này nên dị nghị bà Hạnh không chung thủy với chồng. Năm chị Trang 20 tuổi, bà Hạnh làm xét nghiệm ADN lần đầu tiên và biết chị không cùng dòng máu với mình. Không muốn tin vào kết quả thô sơ thời đó, cách đây nửa năm bà lại xét nghiệm ADN lần nữa và kết quả lần này khẳng định họ không có quan hệ huyết thống. Gia đình bà Hạnh đã tìm đến nhà hộ sinh, với ý định lần theo các gia đình sinh con vào ngày mùng 8 đến mùng 10 tháng 10 năm đó. Tuy nhiên hồ sơ đã quá lâu và không được giúp đỡ. Họ cũng đến ủy ban nhân dân quận, xem lại giấy khai sinh và lên Sở y tế nhưng cũng bị từ chối vì lý do tương tự. Gia đình bà Hạnh chỉ còn biết cách đăng thông tin lên trang tìm người thân thất lạc, nhưng vẫn không có phản hồi nào. Mới đây nhất, một người cháu trong gia đình đăng nội dung lên mạng xã hội và nhanh chóng được báo chí vào cuộc. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có manh mối nào về con gái ruột bà Hạnh. |
Hành trình tìm lại cha mẹ của cô gái xinh đẹp bị trao nhầm 29 năm (Xã hội) - (Phunutoday) - Đúng gần 3 năm kể từ khi biết mình không phải con đẻ của vợ chồng bà Hoa, chị Hiền (Thanh Trì, Hà Nội) luôn âm thầm hỏi thăm tin tức, lần dò để |