Cô gái 20 tuổi đã đột quỵ, vì sao người trẻ Việt đột quỵ ngày càng nhiều: Bs nói 3 lối sống quá tệ

08:15, Chủ nhật 13/06/2021

( PHUNUTODAY ) - Đột quỵ đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, một trong những nguyên nhân chính là do lối sống không lành mạnh.

Đột quỵ là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, có thể cướp đi mạng sống của một người ngay lập tức, hoặc để lại di chứng suốt đời.

Trước đây mình còn tưởng chỉ người già mới dễ đột quỵ nhưng hiện nay số người trẻ bị đột quỵ đang tăng rất mạnh, thậm chí có những người chỉ mới đôi mươi.

Đột quỵ ở người trẻ gia tăng tới mức ‘báo động’

Một trường hợp mà mình mới đọc trên báo mới đây là chị T. 20 tuổi, chị bị đột quỵ não cấp nhưng gia đình lại nghĩ chị bị cảm gió thông thường nên đưa vào viện chậm, lỡ mất  ‘thời gian vàng’ để cấp cứu nên bác sĩ không thể can thiệp kịp thời.

Khi vào viện, chị đã nói khó, méo tiếng, lệch miệng, tay trái yếu, khó cầm nắm. Theo kết quả CT scan cho thấy, chị bị đột quỵ vì tắc nghẽn mạch máu gây nhồi máu não.

Lúc khởi phát cơn đột quỵ, chị thấy biểu hiện khó cầm nắm bàn tay trái, nói khó, tuy nhiên mẹ chị lại bảo chắc trúng gió nên bảo chị lên giường ngủ.

Vì vậy, khi tới viện thì bác sĩ chỉ có thể hỗ trợ nội khoa, kiểm soát huyết áp và duy trì máu lên não để hạn chế sự tổn thương của các tế bào thần kinh. Sau 14 ngầy điều trị, chị T. mới có thể cải thiện được một chút, vẫn cần tiếp tục điều trị thêm.

Theo BS. Trần Trung Thành (Trưởng khoa Thần kinh, BV Nguyễn Tri Phương) cho biết: Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não. Đây là bệnh lý tổn thương 1 phần nào xảy ra đột ngột do mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc vỡ. Nếu không cấp cứu kịp thời, nó có thể gây tàn phế hoặc mất mạng.

1

Đột quỵ là nguyên nhân gây tàn tật và tử vong hàng đầu ở nước ta hiện nay. PGS. TS. Lương Ngọc Khuê (Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế) cho biết: Mỗi năm, nước ta có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Trong đó có khoảng 50% số người bị đột quỵ không thể qua khỏi. Những người sống sót sau cơn đột quỵ thường phải chịu di chứng nặng nề, thậm chí là bị liệt, mất khả năng lao động.

Theo ghi nhận, ngày trước đột quỵ thường xảy ra ở người từ 50 tuổi trở lên, tuy nhiên ngày nay số người trẻ bị đột quỵ ngày càng tăng. Thống kê tại các bệnh viện cho thấy: Tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ tăng 2% mỗi năm, trong đó nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 4 lần nữ giới.

Vì sao người trẻ đột quỵ ngày càng nhiều?

Bác sĩ Phạm Văn Cường (Trung tâm đột quỵ não, Bệnh viện 108) cho biết: Nguyên nhân người trẻ đột quỵ ngày càng nhiều có liên quan trực tiếp tới lối sống thiếu lành mạnh của họ hiện nay. 3 trong số lối sống 'quá tệ' ấy phải kể đến:

+ Hút thuốc lá

Có khoảng 50% số bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ có thói quen hút thuốc lá, có khi ngày hút hết cả bao. Nhữngg chất độc có trong điếu thuốc ngấm vào cơ thể gây xơ vữa, tổn thương mạch máu não, từ đó dẫn tới nguy cơ bị đột quỵ.

+ Thói quen lười vận động, béo phì

Nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy có khoảng 10% bệnh nhân bị đột quỵ khi còn trẻ tuổi là bị thừa cân, béo phì. Tại Việt Nam, dù chưa có nghiên cứu cụ thể nào nhưng trong 5 năm trở lại đây, tỷ lệ người bị béo phì ở nước ta tăng 33%, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt là ở người trẻ, do sở thích ngồi một chỗ ôm máy tính, điện thoại, ít vận động.

+ Uống rượu bia

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Lancet (Anh) cho biết: Việt Nam là quốc gia có tốc độ tiêu thụ rượu lớn nhất thế giới. Năm 2017, trung bình mỗi người Việt uống vào gần 9 lít đồ uống có cồn, trong khi Ấn Độ chỉ là 5,9 lít vầ Nhật Bản là 7,9 lít. Mà rượu bia chính là nguyên nhân khiến các cơ quan nội tạng bị tổn thương, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dễ dẫn tới đột quỵ.

Trên đây đều đều là những yếu tố nguy cơ đột quỵ mà người trẻ có thể phòng ngừa được - bằng cách loại bỏ những thói quen xấu, coi trọng sức khỏe của mình hơn. Ngoài ra, nếu bạn mắc một số bệnh thì nguy cơ đột quỵ cũng tăng lên, như sau:

+ Tiểu đường và bệnh cao huyết áp

Có khoảng 30% bệnh nhân bị đột quỵ trẻ mắc bệnh tiểu đường, với cao huyết áp con số này rơi vào khoảng 10%. Tại Việt Nam, có không ít ca bệnh đột quỵ trong độ tuổi từ 9 – 13, thanh niên từ 20 – dưới 30 tuổi.

+ Bị rối loạn chuyển hóa mỡ máu

Theo thống kê, trong số những bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ não thì có tới 50 – 60% số người bị rối loạn chuyển hóa mỡ máu. Nguyên nhân là vì người trẻ tuổi thường có thói quen ăn uống hại sức khỏe. Điều này khiến họ phải đối diện với các bệnh lý mạch máu, tim mạch sớm hơn. Từ đó, nguy cơ đột quỵ cũng cao hơn.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo