Cô giáo 34t bị chóng mặt nên đi ngủ, qua đời lúc nào không ai hay: 3 dấu hiệu đột quỵ đừng nhầm lẫn

08:20, Thứ tư 19/05/2021

( PHUNUTODAY ) - Đột quỵ là bệnh nguy hiểm tới tính mạng, ngày nay có xu hướng trẻ hóa. Có 3 dấu hiệu đột quỵ mà bệnh nhân rất dễ nhầm lẫn.

Đột quỵ là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc có một mạch máu trong não bị vỡ.

Khi đột quỵ xảy ra, lượng oxy và dinh dưỡng nuôi các tế bào não bị giảm đáng kể. Trong vòng vài phút, các tế bào não bắt đầu chết dần và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Khi bị đột quỵ, người bệnh được cấp cứu càng sớm càng tốt, cơ hội phục hồi càng cao, còn phát hiện muộn có thể có di chứng lâu dài hoặc mất mạng ngay lập tức.

Nhiều người hiện nay đặc biệt quan tâm tới căn bệnh này, bởi lẽ ngày càng có nhiều người bị và để lại những hậu quả đáng tiếc.

Mới đây, trên một diễn đàn sức khỏe có chia sẻ câu chuyện về một cô giáo trẻ bị đột quỵ. Nguyên văn như sau:

1

Trường hợp này là của một nữ giáo viên 34 tuổi ở khu vực miền Bắc. Buổi sáng hôm ấy, khi chị định đến trường thì bỗng nhiên cảm thấy chóng mặt, tê bì nửa người, nói khó. Tuy nhiên, người chồng sau khi vợ kêu thì chỉ nghĩ rằng vợ bị mệt sau đợt chấm thi căng thẳng. Vì thế, anh T đỡ vợ nghỉ ngơi trên giường.

Đến trưa, anh không thấy vợ dậy nghĩ vợ quá mệt nên anh để vợ nghỉ ngơi thêm. Chỉ có điều, chiều tối, vợ anh cũng không dậy, anh mới tới lay gọi nhưng vợ chỉ ú ớ vài tiếng, ánh mắt như mất hồn. Lúc này, anh vội vã gọi xe cấp cứu đưa vợ tới bệnh viện đa khoa tỉnh, sau đó được chuyển ngay tới bệnh viện trong tình trạng hôn mê.

Sau khi thăm khám, các bác sĩ đánh giá bệnh nhân bị đột quỵ nhồi máu não. Kết quả chụp MRI cho thấy, não bộ của bệnh nhân bị tổn thương toàn bộ trung não, cầu não hai bên, thùy chẩm, tiểu não do tắc hoàn toàn động mạch thân nền. Vì vậy, bệnh nhân không còn được chỉ định can thiệp lấy huyết khối.

Điều đó đồng nghĩa với việc bệnh nhân có tiên lượng xấu. Cuối cùng dù được điều trị tích cực nhưng bệnh nhân cũng không qua khỏi.

Cảnh báo đột quỵ ở người trẻ gia tăng trong những năm gần đây

Theo 1 số liệu từ Hội tim mạch Việt Nam công bố: cứ 4 người trong độ tuổi từ 25 – 49 tuổi thì sẽ có một người bị tăng huyết áp. Đây cũng chính là nguyên nhân chính gây đột quỵ ở người trẻ.

Tổ chức Y tế Thế giới cũng thống kê: có khoảng 15 triệu người bị đột quỵ não, khoảng năm triệu người trong số đó bị tàn phế vĩnh viễn và 5 triệu người không qua khỏi.

Tổ chức đột quỵ Mỹ cũng nhận định: Số lượng người trẻ bị đột quỵ những năm gần đây tăng lên rất nhanh. Từ năm 2009 – năm 2019, tỷ lệ này tăng tới 44%, có khoảng 15% bệnh nhân bị đột quỵ mỗi năm ở độ tuổi từ 18 – 50. Ở Việt Nam, tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ cũng đang tăng lên khoảng 2%/năm, trong đó nam giới gấp 4 lần nữ giới.

PGS. TS Mai Duy Tôn (GĐ Trung tâm Đột quỵ, BV Bạch Mai) cho biết: thời gian vàng để điều trị đột quỵ là trước 6 giờ, đến càng sớm càng tốt. Nếu quá thời gian này sẽ đánh mất đi cơ hội hồi phục.

Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não, phải đến viện ngay còn kịp

Theo PGS. Tôn, những người bị đột quỵ não thường có biểu hiện:

+ Đột ngột bị tê hay yếu ở mặt, tay, chân. Những triệu chứng này thường chỉ xảy ra ở một bên của cơ thể.

+ Người bệnh tự nhiên không nói được hoặc nói rất khó, giọng nói bị béo, đôi khi bệnh nhân nói nhảm, vô nghĩa.

+ Người bệnh tự nhiên bị mất thị lực, đau đầu dữ dội, chóng mặt, mất thăng bằng cơ thể hoặc không thể vận động theo ý muốn…

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo