Có nên uống nước trước khi đi ngủ hay không?

( PHUNUTODAY ) - Nước vô cùng cần thiết cho việc duy trì sự sống và đảm bảo các hoạt động của con người. Nhưng uống nước sai cách, sai thời điểm cũng có thể gây hại cho sức khỏe.

Uống nước trước khi đi ngủ: Nên hay không nên?

Bổ sung nước vào lúc nào trong ngày cũng đều có ích, nhưng sẽ càng tốt hơn nếu bạn duy trì thói quen uống nước trước khi đi ngủ hàng ngày. Nó không chỉ giúp thải độc, điều hòa nhiệt độ cơ thể, đẹp da, giảm cân mà còn tốt cho hô hấp, tim mạch và hệ miễn dịch.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, nước uống giúp giữ nhiệt độ cơ thể ở mức bình thường. Khi mất nước, bạn có nhiều khả năng cảm thấy quá lạnh hoặc quá nóng. Hãy uống chút nước ấm để thư giãn vào buổi tối.

Empty

Nếu bạn thức dậy vào ban đêm với các triệu chứng hen suyễn hoặc dị ứng, hãy thử để một chai nước trên tủ đầu giường. Khi bị mất nước, đường thở sẽ co lại trở nên hẹp hơn, dẫn đến khó thở. Uống một ly nước trước khi ngủ để giữ cho hệ hô hấp đủ nước và giãn ra.

Uống nước suốt cả ngày giúp bạn khỏe mạnh bằng cách loại bỏ vi khuẩn khỏi hệ thống. Khi bị mất nước, vi khuẩn đó có thể bám vào bàng quang, dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc các loại nhiễm trùng khác. Nếu trong ngày bạn không uống đủ nước, hãy uống nhiều nước vào buổi tối để tránh bệnh tật.

Uống đủ nước là cách đơn giản để giữ cho trái tim khỏe mạnh. Trái tim bơm máu đến toàn bộ cơ thể, vì vậy khi cung cấp đủ nước, máu sẽ bơm dễ dàng hơn và giảm bớt căng thẳng cho tim. Cùng với việc ăn uống có lợi cho tim, uống nước trong ngày sẽ hỗ trợ tim và mọi cơ quan quan trọng khác.

Uống nước trước khi đi ngủ cần lưu ý gì?

Đừng uống quá nhiều nước

Đúng là uống nước trước khi ngủ rất tốt, nhưng nó chỉ tốt khi bạn uống một lượng vừa đủ. Các chuyên gia khuyến nghị nên uống khoảng 200 - 400ml nước vào thời điểm này và nên uống từ tốn từng ngụm nhỏ.

Uống quá nhiều nước trước khi ngủ có thể dẫn đến sự sụt giảm lượng muối trong cơ thể, có thể gây sưng não và ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Điều này sẽ gây mất ngủ, bất tỉnh, co giật và các vấn đề thần kinh có liên quan.

Bên cạnh đó, uống quá nhiều nước vào ban đêm còn tạo ra gánh nặng cho bàng quang và thận do phải làm việc quá sức vào thời điểm cần được nghỉ ngơi. Nó cũng gây ra tình trạng tiểu đêm, làm bạn ngủ mất ngon và thường xuyên thức giấc. Nếu nhịn tiểu lâu ngày thì dễ dẫn đến nguy cơ sỏi thận cũng như cảm giác khó chịu mỗi khi thức dậy vào buổi sáng.

Ngoài ra, uống nước vội vàng với lượng quá nhiều trong một lần còn có thể cản trở tiêu hóa gây rối loạn nhịp tim, khó thở, ra mồ hôi lạnh, buồn nôn và nôn.

Uống đồ uống có ga, có cồn

Đây là một trong những thói quen xấu thường gặp ở các bạn trẻ. Thực chất các loại đồ uống này gần như không có tác dụng trong việc bổ sung lượng nước cho cơ thể. Trái lại, uống nước có ga làm giảm nhu cầu uống nước của cơ thể, khiến cơ thể càng nhanh mất nước hơn.

Cũng đừng nghĩ rằng một chút đồ uống có cồn khiến bạn dễ ngủ hơn. Thực chất, chúng khiến bạn bị kích thích, nhịp tim đập nhanh, gây áp lực cho hệ thống thần kinh, hô hấp. Đặc biệt, chúng ép dạ dày, gan, thận và các cơ quan nội tạng khác làm việc quá sức, dễ dẫn đến bệnh tật.

Tránh uống nước quá lạnh

Uống một chút nước ấm rồi mới ngủ rất tốt cho tuần hoàn máu, hô hấp dễ dàng và nhịp tim ổn định hơn, ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, nếu bạn có thói quen uống nước đá, nước lạnh trước khi ngủ, dù là trong thời tiết mùa hè thì cũng nên sớm bỏ.

Empty

Ban đêm nhiệt độ xuống thấp hơn, nước lạnh khiến nhiệt độ cơ thể thay đổi, dẫn đến khó ngủ, ngủ không sâu giấc. Nó cũng làm giảm hoạt động của các tuyến tiết dịch, dẫn đến tình trạng khô, rát họng, viêm họng. Ngoài ra còn làm các vi mạch máu trong dạ dày bị co thắt đột ngột, làm giảm chức năng tiêu hóa, dẫn đến các bệnh như đau bụng, tiêu chảy.

Hãy nhớ, dù là thời điểm nào trong ngày thì bạn cũng không nên lạm dụng nước đá, nước lạnh. Uống chúng thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng như thận, phổi, dạ dày… lâu dần sẽ làm các bộ phận này suy yếu, gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm.

Theo:  xevathethao.vn copy link