Mút ngón tay cái
Trẻ sơ sinh có thói quen mút ngón tay cái từ khi còn trong bụng mẹ. Thói quen này có thể gây trở ngại cho cấu trúc xương hàm và răng của chúng. Trong khi mút ngón tay cái, lưỡi đẩy răng mỗi khi trẻ nuốt. Răng cửa của chúng có thể bị chìa ra và tạo dị tật ở miệng và răng. Điều quan trọng là làm cho con bạn có ý thức về thói quen này và giúp chúng loại bỏ nó.
Bú bình sữa đi ngủ
Để xoa dịu con quấy khóc, nhiều bậc cha mẹ đưa bình sữa cho con bú khi đi ngủ mà không nhận ra rằng thói quen này khá hại cho răng miệng của trẻ.
Bú sữa đêm có thể dẫn đến sâu răng, đau và nhiễm trùng miệng. Để tránh tình trạng này, hãy cho trẻ uống sữa từ trước, sau đó lau miệng và cho trẻ uống một ngụm nước.
Cắn móng tay
Một số trẻ có thói quen xấu là cắn móng tay. Thói quen này có thể làm tăng nguy cơ sứt, mẻ và mòn răng.
Thói quen cắn móng tay cũng có thể làm tổn thương lợi (nướu) do bị móng tay cào xước. Bên cạnh đó, vi khuẩn từ móng tay cũng có thể lây lan trong miệng rồi đến bụng dẫn đến bệnh cúm dạ dày.
Đánh răng quá mạnh
Đánh răng là bước đầu tiên và thiết yếu của thói quen vệ sinh lành mạnh. Chải nhẹ bằng tay trong 2 phút sẽ loại bỏ hết các mảng bám và vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu chải quá kỹ hoặc chải quá mạnh có thể làm hỏng men răng và làm tăng ê buốt răng. Nó cũng có thể khiến mô nướu bị co lại.
Nghiến răng
Nguyên nhân chính của thói quen nghiến răng có thể là do lo âu, mọc răng, sai lệch khớp cắn, nhiễm giun kim, bị dị ứng hoặc phản ứng thuốc,...
Nghiến răng có thể dẫn đến tăng độ nhạy cảm và thậm chí là mất răng. Đây là một vấn đề phức tạp ở trẻ em, cha mẹ có thể cần đến sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa để điều trị.