Cổ nhân dạy: "Người nghèo không tiết kiệm 3 loại tiền, người giàu không vào 3 cửa", ý nghĩa luân chuyển vận mệnh

( PHUNUTODAY ) - Người xưa khuyên nhủ “Người nghèo không tiết kiệm ba tiền, người giàu không vào ba cửa”, đó là gì? bạn có biết không?

 Con người dù giàu hay nghèo, nếu biết cách làm chủ và kiểm soát tiền bạc một cách hợp lý, thì tiền bạc sẽ mang lại hạnh phúc cho họ. Người xưa khuyên nhủ “Người nghèo không tiết kiệm ba tiền, người giàu không vào ba cửa”. Tức là đời người dù nghèo khó đến đâu cũng không nên tiết kiệm 3 loại tiền, dù giàu có đến đâu cũng không nên sa chân vào 3 cửa để cuộc sống suôn sẻ, thuận lợi hơn.

Quan niệm "Người nghèo không tiết kiệm ba tiền'', đó là những loại tiền sau:

1. Tiền cho sức khỏe

co-nhan-day-nguoi-ngheo-khong-nen-tiet-kiem-3-loai-tien-nguoi-giau-khong-vao-3-cua_2

Để có được đồng tiền công, con người phải đổ mồ hôi công sức thậm chí cả nước mắt, và với người nghèo thì đồng tiền kiếm được càng khó hơn. Do đó, người nghèo luôn nghĩ cách để tiết kiệm, không dám dùng đồ tốt, không được hoang phí. Tuy nhiên, sức khỏe của con người là vô giá, có sức khỏe mới kiếm ra tiền. Với người nghèo thì càng phải quan tâm đến sức khoẻ, bởi mỗi lần bị bệnh phải đi viện thì tiền đội nón ra đi, sẽ vượt qua khả năng chi trả của họ. Chính vì thế, dù tiết kiệm các khoản gì đi chăng nữa thì các khoản chi cho sức khỏe cũng không nên quá tiết kiệm. Hãy đầu tư cho ăn uống, mua đồ tốt, chất lượng tốt hơn để dùng và duy trì những thói quen tập thể dục, sinh hoạt lành mạnh để luôn duy trẻ một sức khoẻ tốt.

2. Tiền quà

Từ xưa đến nay, tặng quà đã là việc bình thường, giống như một sợi dây vững chắc kết nối người với người. Dân gian có câu “có đi, có lại”; không nên chỉ nhận mà cần có sự chia sẻ để thể hiện sự trân trọng của mình với người khác. Bởi vậy, bất cứ khi nào bạn nhận được tiền như một món quà từ người khác, hãy ghi nhớ số tiền đó và trả lại trả lại họ sau này để thể hiện sự quan tâm, tôn trọng mối quan hệ đó. Nếu chỉ nhận mà không biết trả lại, quan tâm lại thì mối quan hệ đó sớm muộn cũng bị chết yểu. Đây cũng là một loại tiền không nên tiết kiệm.

3. Tiền cho tri thức

co-nhan-day-nguoi-ngheo-khong-nen-tiet-kiem-3-loai-tien-nguoi-giau-khong-vao-3-cua_6

Đầu tư cho giáo dục luôn là khoản đầu tư khôn ngoan nhất, không đầu tư cho giáo dục sẽ có nguy cơ tụt hậu nghiêm trọng trong tương lai. Quá trình học tập và nâng cao trình độ, mở mang trí thức và tầm nhìn, giúp bản thân tìm kiếm được những cơ hội mới tốt hơn. Mới đầu, có thể bạn sẽ cảm thấy đây là khoản đầu tư đắt đỏ, tuy nhiên về đường dài, bạn sẽ thấy điều đó là xứng đáng. Đây là khoản đầu tư người nghèo càng không được phép tiết kiệm.

Quan niệm ''Người giàu không vào ba cửa", đó là những cửa sau:

1. Sòng bạc

7

Dân gian truyền miệng nhau “Cờ bạc là bác thằng bần - Cửa nhà bán hết tra chân vào cùm”. Đánh bạc ban đầu chỉ là một cuộc vui, sau đó dần trở thành thói quen và dẫn đến sự lệ thuộc, thôi thúc mãnh liệt - hay còn gọi là nghiện đánh bạc. Ngoài tiền và niềm vui, người nghiện cờ bạc còn bị hấp dẫn bởi tính may rủi gây kích thích não bộ, dẫn tới khó khăn trong cai nghiện cờ bạc. Thứ đỏ đen này gieo vào người chơi một niềm tin vô hình rằng họ sẽ thắng, nhưng cũng vì thế mà đa số họ đều rơi vào cảnh khốn cùng, nợ nần chồng chất, tan cửa nát nhà. Người giàu có cũng nhanh chóng sạt nghiệp, tiền tài tiêu tan, người nghèo thì càng ngày càng nghèo thêm.

2. Chốn trụy lạc

co-nhan-day-nguoi-ngheo-khong-nen-tiet-kiem-3-loai-tien-nguoi-giau-khong-vao-3-cua_4

Những nơi ăn chơi trụy lạc thường là nơi chẳng đem lại lợi lộc gì mà còn kéo theo rất nhiều rắc rối về tài chính, sức khỏe và thậm chí là hạnh phúc gia đình. Cũng như bài bạc, vào được chốn này thì dễ, ra được mới là khó. Một khi đã đắm chìm thì khó mà kiểm soát được lý trí. Đến những nơi này bạn vừa đánh mất nhân phẩm, vừa ảnh hưởng đến danh dự của bản thân, đập tan mọi nỗ lực trước đây. Vì thế người xưa khuyên, dù có giàu cũng không được đến những nơi như vậy.

3. Nơi thị phi

Sa chân vào chốn thị phi sẽ khiến bạn rước về nhiều chuyện rắc rối, phiền não không đáng có, có khi là suy sụp hẳn, mất hết niềm tin. Thêm một việc không bằng bớt đi một việc, ở đời,  nên hạn chế việc đi quản những chuyện không liên quan đến mình, nếu không đến lúc hối hận thì cũng đã muộn rồi. Nhưng cũng không phải thế mà bàng quan với thế sự, nhưng phải biết thế nào là đúng, đủ tránh những rắc rối cho bản thân.

Theo:  xevathethao.vn copy link