Cổ nhân thường nói: “Gia đình không có gia giáo và phép tắc còn đáng sợ hơn sự nghèo khổ”. Nếu một gia đình có 3 thứ này càng to, gia đình đó càng lục đục, dễ rơi vào cảnh túng quẫn, khốn khó trăm bề.
1. Thói quen tiêu tiền “to” – tiêu tiền như rác!
Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều người có thói quen tiêu tiền không tiếc tay chỉ cần thoả mãn nhu cầu của bản thân. Những người tiêu tiền như rác có thể rơi vào trường hợp sau:
+ Trường hợp 1: những người không trải qua gian khổ và chưa thực sự trưởng thành. Từ nhỏ sinh ra trong gia đình giàu có, họ hưởng một khối lượng tài sản kếch sù do cha mẹ để lại. Những đứa trẻ lớn lên trong những gia đình như vậy từ nhỏ chưa từng phải trải qua những khó khăn vất vả, không biết kiếm tiền vất vả thế nào, do vậy họ không biết trân quý đồng tiền, và tiêu tiền sẽ không tiếc tay. Họ sẽ xuống tiền để đáp ứng những nhu cầu cá nhân của mình.
+ Trường hợp 2: những người từ nhỏ đã sống trong hoàn cảnh khốn khó, khi đi ra ngoài xã hội họ phải học cách bươn trải và xoáy vào những cạm bẫy, dục vọng của xã hội. Họ muốn che đi cái nghèo của mình, để chứng minh với thiên hạ là mình đã vượt nghèo thành công bằng cách tiêu tiền hoang phí. Họ thậm chí bất chấp tất cả để có tiền và dễ theo con đường sa ngã. Ví như, nhiều người tài chính không cho phép nhưng vẫn cố vay tiền bằng được để mua một cái ô tô hạng sang, biệt thự nguy nga để khoe mẽ với đời. Đằng sau ánh mắt thán phục của người đời, họ phải gòng lưng trả lãi đến một lúc nào đó không thể cố gắng được nữa, họ sẽ phá sản, mất cả chì lẫn chài.
Ngược lại, nhà giàu họ lại có cái nhìn và tư duy khác, họ sẽ lập kế hoạch dài hạn cho tài sản của mình, khi có tiền họ sẽ không phung phí mà sẽ mua bảo hiểm hoặc tìm hướng đầu tư, họ biết xoay vòng đồng tiền để tiền đẻ ra tiền chứ không dồn hết vào thứ tiêu sản, mạ vàng cho bản thân. Những kiểu người tiêu tiền không tiếc tay, mua sắm đủ thứ, đến khi cần tiền thì thấy túi đã cạn. Không biết quý trọng giá trị của đồng tiền thì cuối đời không thoát khỏi cảnh túng thiếu.
2. Để thời gian rỗng “to”
“Thời gian là vàng là bạc” nhưng vàng có thể mua được, còn thời gian trôi qua, cơ hội trôi qua thì không thể nào lấy lại được.
Khi bạn lãng phí thời gian, bạn sẽ mất đi nhiều tri thức, thời gian trôi đi với những việc vô bổ mà không học hỏi, trau dồi thêm kiến thức mới. Lãng phí thời gian còn làm bạn bỏ qua những cơ hội gặp gõ những người bạn mới, bỏ qua việc có thể xây dựng mối quan hệ mới.
Lãng phí thời gian còn làm mất đi ước mơ, khát vọng và thành công của bạn. Ước mơ nó chỉ còn lại trong mơ ước.
Những người biết tận dụng và trân quý thời gian sẽ biết cách liên tục nâng cao năng lực, có nhiều cơ hội thay đổi bản thân trong công việc. Thời gian trôi qua, học cũng tích luỹ được vốn liếng kha khá cả tiền bạc và tri thức để làm chủ cuộc sống.
3. Thói quen cho vay tiền “to”- không biết quản lý tiền bạc
Cho vay tiền là một vấn đề khá nhạy cảm ngày nay. Người vay tiền có người nọ, người kia, có người sằng phẳng nhưng có người chỉ có vay mà không có trả khiến người cho vay làm ơn mắc oán.
Đối với người giàu, họ thường đánh giá xem có nên cho người khác vay tiền hay không, đặc biệt là những món vay lớn. Sau đó, họ sẽ cân nhắc về khả năng hoàn trả, thời hạn hoàn trả cũng như mối quan hệ với đối phương, sau đó họ mới cho vay. Họ sẽ biết cách cân nhắc rõ ràng, nhất là vấn đề tiền bạc, bởi cuối cùng, họ không muốn ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cả 2 bên. Nếu cả nể, không cân nhắc việc cho vay, cho vay những khoản tiền lớn sẽ trở thành gánh nặng gia đình bạn, có thể mất cả tiền và mối quan hệ tốt đẹp trước đó.