Cổ nhân vẫn nói: Giao tình quân tử nhạt như nước, kết giao tiểu nhân "ngọt rượu nồng"

( PHUNUTODAY ) - Tục ngữ xưa có câu: "Quân tử chi giao đạm như nước", có thể hiểu là "Tình bạn giữa những người quân tử chỉ cần nhạt như nước là đủ". Đó là tình cảm mà chúng ta dễ dàng hòa hợp với nhau, không cần toan tính quá nhiều, không cần xu nịnh hay nhiệt tình thái quá, người ta vẫn rất trân trọng nhau.

Những người chân thành không toan tính có thể tính bằng con số quý hiếm, còn những kẻ vụ lợi, ích kỷ thì đếm bằng cả hai bàn tay cũng chẳng xuể.

Ngược lại, khi giao tiếp và qua lại với những người có tính cách nhỏ nhen, ích kỷ, cần hết sức thận trọng vì với họ, lợi ích của bản thân vẫn là quan trọng nhất, tình cảm bạn bè chỉ giống như một món đồ trang trí cho cuộc sống. Có thì đẹp, mà không có cũng chả sao. Do đó, hãy hiểu rằng bản chất của mối quan hệ giữa đôi bên chủ yếu sẽ dựa trên vấn đề lợi ích. Cán cân lợi ích sẽ quyết định phần nhiều tình trạng quan hệ.

Vậy khi xung quanh chúng ta xuất hiện những nhân vật mang tính cách thế này, phải làm thế nào để giữ bầu không khí hòa hợp, không gây hấn, tạo mâu thuẫn thù địch giữa đôi bên? Ít nhất, hãy luôn tuân thủ 4 quy tắc sau đây:

Giữ một khoảng cách với họ, không quá xa nhưng đừng quá gần

Cùng tồn tại trong một tập thể, muốn hoàn toàn tránh xa, không giao tiếp gì với kiểu người tiểu nhân rất khó có thể thực hiện, vì thế bí quyết quan trọng để chúng ta có thể tồn tại chính là: Giữ mối quan hệ bên ngoài bình thản tự nhiên. Tuyệt đối đừng coi họ như tri kỷ, bạn bè thân thiết để chia sẻ hết lòng để tránh trường hợp sau này trở mặt vô tình, họ sẵn sàng dùng bí mật để lợi dụng và tấn công thẳng vào nhược điểm của chúng ta. Không nên đặt quá nhiều niềm tin và luôn phải cảnh giác, cẩn trọng trong từng lời nói, hành động.

Bảo trì tâm thế xã giao khách sáo khi nói chuyện

Tiếp xúc lâu ngày, không khó để chúng ta nhận ra sai lầm của một người. Nhưng nếu lên tiếng chỉ trích hoặc phán xét, dù là trước mặt hay sau lưng, chắc chắn họ sẽ âm thầm ghi thù, coi chúng ta là người đối địch. Cũng tương tự như vậy, nếu họ nói xấu hoặc đàm tiếu về chuyện của người khác, chúng ta cũng phải giữ khoảng cách, đối đáp xã giao khách sáo chứ tuyệt đối không nói hùa theo số đông.

Tuyệt đối đừng coi họ như tri kỷ, bạn bè thân thiết để chia sẻ hết lòng để tránh trường hợp sau này trở mặt vô tình, họ sẵn sàng dùng bí mật để lợi dụng và tấn công thẳng vào nhược điểm của chúng ta. Không nên đặt quá nhiều niềm tin và luôn phải cảnh giác, cẩn trọng trong từng lời nói, hành động.

quan-tu-ket-giao

Không động chạm đến mối quan hệ lợi ích có liên quan

Thông thường, người càng giỏi toan tính thì năng lực giao tiếp càng mạnh, có rất nhiều mối quen biết lớn và nắm trong tay nhiều đường dây lợi ích. Nhìn thì rất hấp dẫn nhưng chúng ta không nên dính dáng vào những lợi ích này. Vì khi đó, chúng ta không chỉ phải dựa dẫm, phụ thuộc vào họ, mà còn phải trả giá gấp nhiều lần giá trị ban đầu. Rất có thể vì nhỏ thiệt lớn, cái được không bù nổi cái mất.

Kết giao đạm bạc như nước

Người xưa quả thực cho rằng “kết giao đạm bạc như nước” mới chính là cảnh giới cao nhất trong tình bạn của những người quân tử. Nước, trong quan niệm văn hoá truyền thống, không phải là thứ rẻ rúng mà ngược lại chính là đại thiện, đại đức. Lão Tử nói “Thượng thiện nhược thuỷ” (cái thiện cao nhất thì như là nước vậy). Nước giúp vạn vật sinh sôi, nảy nở, lại tẩy rửa đi hết thứ ô trọc hồng trần. Nước ở chỗ thấp như người quân tử nhún mình, khiêm cung. Nước chứa trong mình được hết thảy mọi thứ như đức của người quân tử khoan dung, rộng rãi. Với cổ nhân, nước chính là có phẩm cách của người quân tử, mà người quân tử lại cũng thanh bạch, đạm bạc mà vĩ đại tựa như nước vậy.

Vậy nên “kết giao đạm bạc như nước” chính là sự kết giao dựa trên nền tảng đạo đức trong sáng và cao thượng. Người quân tử làm bạn với nhau không vì tiền tài, chức tước cũng không phải vì muốn được nghe những lời a dua, xu nịnh. Đó là một thứ tình cảm trong sáng, vị tha, bao dung và khiêm nhường, mãi trường tồn cùng với thời gian.

Người bạn có phẩm chất như nước thì không nhiệt liệt, không sôi động, không phô trương, làm việc thiện mà không muốn người khác biết, cứ lặng lẽ âm thầm. Người bạn như nước khiến người ta có cảm giác không phụ thuộc nhưng lại không thể rời xa. Đó là tình bạn giống như mối quan hệ giữa Quan Vũ và Lưu Bị. Kết nghĩa vườn đào, thề cùng sinh tử, Quan Vũ là em, là trợ thủ đồng thời cũng là tri kỷ của Lưu Bị. Ở dưới trướng Tào Tháo, dù hưởng vinh hoa phú quý, bạc vàng mỹ nữ, được ấn phong hầu nhưng Quan Vũ trước sau vẫn một lòng hướng về Lưu Bị khi ấy cũng đang phiêu dạt bốn bể, tay trắng dựng nghiệp. Sau, nghe tin Lưu Bị đang ở chỗ Viên Thiệu, Quan Vũ cưỡi Xích Thố không quản ngày đêm vượt nghìn dặm tìm về.

Sự kết giao của người quân tử thoạt nhìn thì nhạt như nước lã. Sự kết giao của kẻ tiểu nhân mới đầu tưởng ngọt nồng như rượu ngon mới cất. Nhưng cái nhạt của người quân tử sẽ dẫn đến thân tình, còn cái ngọt nồng vồ vập của kẻ tiểu nhân lại dẫn đến sự tuyệt giao. Đời người ta hội tụ vô cớ, dễ dãi thì cũng ly tan vô cớ.

Người xưa quả thực cho rằng “kết giao đạm bạc như nước” mới chính là cảnh giới cao nhất trong tình bạn của những người quân tử. Nước, trong quan niệm văn hoá truyền thống, không phải là thứ rẻ rúng mà ngược lại chính là đại thiện, đại đức. Lão Tử nói “Thượng thiện nhược thuỷ” (cái thiện cao nhất thì như là nước vậy). Nước giúp vạn vật sinh sôi, nảy nở, lại tẩy rửa đi hết thứ ô trọc hồng trần. Nước ở chỗ thấp như người quân tử nhún mình, khiêm cung. Nước chứa trong mình được hết thảy mọi thứ như đức của người quân tử khoan dung, rộng rãi. Với cổ nhân, nước chính là có phẩm cách của người quân tử, mà người quân tử lại cũng thanh bạch, đạm bạc mà vĩ đại tựa như nước vậy.

Vậy nên “kết giao đạm bạc như nước” chính là sự kết giao dựa trên nền tảng đạo đức trong sáng và cao thượng. Người quân tử làm bạn với nhau không vì tiền tài, chức tước cũng không phải vì muốn được nghe những lời a dua, xu nịnh. Đó là một thứ tình cảm trong sáng, vị tha, bao dung và khiêm nhường, mãi trường tồn cùng với thời gian.

Người bạn có phẩm chất như nước thì không nhiệt liệt, không sôi động, không phô trương, làm việc thiện mà không muốn người khác biết, cứ lặng lẽ âm thầm. Người bạn như nước khiến người ta có cảm giác không phụ thuộc nhưng lại không thể rời xa. Đó là tình bạn giống như mối quan hệ giữa Quan Vũ và Lưu Bị. Kết nghĩa vườn đào, thề cùng sinh tử, Quan Vũ là em, là trợ thủ đồng thời cũng là tri kỷ của Lưu Bị. Ở dưới trướng Tào Tháo, dù hưởng vinh hoa phú quý, bạc vàng mỹ nữ, được ấn phong hầu nhưng Quan Vũ trước sau vẫn một lòng hướng về Lưu Bị khi ấy cũng đang phiêu dạt bốn bể, tay trắng dựng nghiệp. Sau, nghe tin Lưu Bị đang ở chỗ Viên Thiệu, Quan Vũ cưỡi Xích Thố không quản ngày đêm vượt nghìn dặm tìm về.

Sự kết giao của người quân tử thoạt nhìn thì nhạt như nước lã. Sự kết giao của kẻ tiểu nhân mới đầu tưởng ngọt nồng như rượu ngon mới cất. Nhưng cái nhạt của người quân tử sẽ dẫn đến thân tình, còn cái ngọt nồng vồ vập của kẻ tiểu nhân lại dẫn đến sự tuyệt giao. Đời người ta hội tụ vô cớ, dễ dãi thì cũng ly tan vô cớ.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link