Coi chừng trẻ bị ngộ độc thức ăn ngày Tết

( PHUNUTODAY ) - Coi chừng trẻ bị ngộ độc thức ăn ngày Tết là nỗi lo lắng của nhiều bà mẹ khi Tết đang đến gần. Với thói quen lựa chọn, chế biến… thực phẩm an toàn hợp vệ sinh, các mẹ có thể tránh cho con mình phải nhập viện trong những ngày Tết.

Coi chừng trẻ bị ngộ độc thức ăn ngày Tết

Tết là dịp trẻ có thể ăn dài dài, vừa ăn vừa chơi bất kỳ lúc nào trẻ muốn. Trẻ thường bốc ăn ngay thức ăn để sẵn, chưa kịp hâm lại, để lâu ngoài tủ lạnh. Ngày tết, đi chơi nhiều nên trẻ thường được cho ăn uống những thức ăn ngoài hàng quán, bên đường là những nguy cơ khiến trẻ dễ ngộ độc thức ăn.

Một số loại động vật, sinh vật biển,  nấm, cây quả có chứa độc tố được dùng làm thức ăn đòi hỏi phải chế biến cẩn thận và đúng cách. Các chất độc tự nhiên có trong thức ăn như nấm, cóc, cá nóc... thường có độc tính rất cao, chỉ cần một lượng nhỏ đủ để gây ngộ độc nặng thậm chí tử vong cho người.

6_51066

  Nên chọn thực phẩm đã chế biến an toàn 

Phòng ngộ độc thực phẩm không khó nếu tất cả mọi người tự giác thực hiện tốt  ATVSTP từ chọn lựa, chế biến, bảo quản, đến sử dụng thực phẩm,

1. Chọn thực phẩm đã chế biến an toàn: thức ăn đã nấu chín, mới chế biến, trái cây có vỏ rửa kỹ bằng nước sạch trước khi ăn. Thức ăn đóng gói mua ở của hàng có điều kiện bảo quản  tốt, có tên và địa chỉ cơ sở sản xuất, còn hạn sử dụng. Chọn đồ uống pha từ nước nấu sôi, nước đá sạch, nước đá tinh khiết. Dùng nước đóng chai như nước khoáng, nước ngọt nhãn hiệu uy tín.

2. Chế biến tại nhà: đối với những thức ăn tươi sống, thịt già, trứng đã qua kiểm duyệt. Mua ở các hàng quen, đáng tin cậy, hoặc có hệ thống trữ lạnh. Nếu không sử dụng ngay, cho vào tủ lạnh càng sớm càng tốt, gói kín trong bao bì hoặc cho vào hộp có nắp đậy trước khi cho vào tủ lạnh. Rửa sạch rau củ quả. Dùng nước sạch. Không nếm thức ăn sống.

phong_ngua_ngo_doc_thuy_hai_san_1_1_1

 Coi chừng trẻ bị ngộ độc thức ăn ngày Tết

3. Rửa tay sạch mỗi khi chế biến thức ăn, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

4. Giữ sạch nhà bếp tránh gián, chuột. Rửa sạch kệ bếp, xoong nồi, thớt, dụng cụ nhà bếp. Thường xuyên giặt sạch khăn lau tay, lau bếp.Vật dụng chứa đựng thức ăn phải sạch sẽ, không dùng vật dụng đã đựng thức ăn sống để dựng thức ăn đã nấu chín.

5. Dọn ăn ngay sau khi vừa nấu xong. Thức ăn chưa ăn hoặc thừa cất ngay vào tủ lạnh (không quá 2 giờ). Hâm kỹ lại trước khi ăn. Hạn chế hoặc tốt nhất không ăn những thức ăn chứa chất độc tự nhiên như cóc, cá nóc, nấm hái...

Khi trẻ tiêu chảy, cho bé uống bù nước, dung dịch Oresol, nước trái cây pha loãng, nước cháo muối. Cho bé uống chậm từng muỗng nhỏ, ăn uống bình thường theo nhu cầu của trẻ. Tuyệt đối không cho uống thuốc cầm tiêu chảy. Nếu trẻ tiêu chảy kèm sốt cao, tiêu phân có đàm máu, bé lừ đừ, rịn mồ hôi, tay chân lạnh, bỏ bú, không uống được, nôn ói nhiều, tiêu chảy rất nhiều lần (5-6 lần/giờ), phân toàn nước, nước phân đục, không tiểu hay tiểu rất ít, phải đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.

Theo:  khoevadep.com.vn