Cha mẹ quá chiều chuộng con cái
Điều này rất phổ biến ở các gia đình Việt Nam. Hiện nay điều kiện kinh tế dần được cải thiện, các gia đình lại sinh ít con vì vậy chúng luôn được yêu chiều như những công chúa, hoàng tử, quần áo tới tay, cơm dâng tận miệng.
Vì vậy, trong xã hội ngày nay, việc cha mẹ chiều chuộng con cái không còn là chuyện xa lạ, chỉ cần con trẻ sung sướng, bậc cha mẹ có thể làm bất cứ điều gì. Thế nhưng, những đứa trẻ hồi nhỏ càng được chiều chuộng bao nhiêu, lớn lên chúng đối xử với cha mẹ càng ích kỷ bấy nhiêu.
Chúng thường không nể nang, biết ơn người khác và sẽ cảm thấy sự quan tâm của gia đình đối với mình là điều hiển nhiên. Đứa trẻ như vậy lớn lên không những không hiếu thuận mà còn có thể về già trở thành “những đứa trẻ khổng lồ”, thích dựa dẫm, thậm chí có trường hợp động tay động chân với cha mẹ mình.
Chính bậc làm cha mẹ cũng không tôn trọng cha mẹ của mình
Trên thực tế, cha mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ và hầu hết các hành vi của trẻ đều được học từ cha mẹ. Theo nghiên cứu, hầu hết những phẩm chất và hành vi tốt đẹp của con người đều được hình thành từ thời thơ ấu.
Vì vậy, nếu bạn không hiếu thảo với cha mẹ và có thái độ không tốt với người già, con cái có thể cảm thấy đây là điều bình thường. Khi trẻ lớn lên trong gia đình như vậy, chúng có thể hình thành sự thiếu tôn trọng người khác.
Về những thói quen xấu của cha mẹ, nhà văn Trịnh Uyên Khiết đã nói: “Muốn con cái hiếu thảo với mình thì cách tốt nhất là chính mình cũng phải hiếu thảo với cha mẹ".
Nếu bạn muốn con cái nên người, hiếu thuận với mình khi về già, hãy làm gương, kính trọng, chăm sóc người già, gieo mầm “hiếu thảo” cho con cái.
Thường xuyên đánh đập, la mắng con
Khi bị cha mẹ đánh, trẻ sẽ cảm thấy phẫn uất, căm ghét, sau này dễ biến bạo lực thành bạo lực, chủ động đánh người khác. Đặc biệt trẻ 5-6 tuổi là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển tâm lý cá nhân. Những cha mẹ hay bạo lực vũ lực và lời nói rất dễ ảnh hưởng lên đứa trẻ.
Cưng chiều vật chất hơn tình yêu
Ngày nay có rất nhiều các bậc cha mẹ nai lưng ra làm việc, từ việc cơ quan đến việc nhà, để cho con hưởng cuộc sống vật chất đầy đủ, không cho con đụng tay vào việc nhà, đứa trẻ chỉ phải học và chơi. Bạn làm vậy là đang tước đi cơ hội làm việc báo hiếu của đứa trẻ và dung dưỡng đứa trẻ ngày càng trở nên vô tâm. Việc làm của bạn vô tình khiến con cảm thấy tình yêu và vật chất cha mẹ cho là hiển nhiên và sự hy sinh của cha mẹ là hợp lý.
Thực ra thứ một đứa trẻ cần nhất là tình yêu. Chính nó tác động mạnh mẽ đến tâm hồn, nuôi dưỡng tình yêu thương trong đứa trẻ, giúp tình yêu với đấng sinh thành lớn dần theo thời gian.