Con đường chinh phục giang hồ của ông trùm Đại Cathay

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Với tính cách hào phóng, bản tính lỳ lợm nên Đại Cathay được rất đông đàn em lang thang cơ nhỡ đi theo cùng thống trị giang hồ.

Vết trượt của giang hồ khét tiếng Đại Cathay

Đại Cathay khét tiếng giang hồ tên thật là Đại (SN 1940), y là con của Lê Văn Cự - một giang hồ có tiếng ở khu vực Cầu Muối. Từ nhỏ, Đại sống cùng cha mẹ ở đường Đỗ Thành Nhân, Khánh Hội, Quận 4. 

Do không có nghề nghiệp nên gia đình Đại lâm cảnh nghèo khó. Hàng ngày, cha mẹ của Đại làm nghề chẻ củi thuê kiếm tiền sống qua ngày. Thế nhưng, Đại vẫn được cha mẹ quan tâm chăm sóc cho ăn học tử tế.

Mô tả ảnh.
Vợ chồng Đại Cathay dạo phố trước năm 1975

Được cha mẹ yêu thương nhưng Đại lại tỏ ra ngang bướng, thường xuyên trốn học đi chơi với đám bạn bụi đời. Do bản tính lỳ lợm, “hiếu chiến” nên Đại nhanh chóng được đám trẻ lang thang nể phục tôn làm đại ca. Bắt đầu từ đó, dù mới 10 tuổi nhưng Đại thường xuyên luồn lách vào các chợ, sạp hàng xung quanh, ăn trộm dưa, chuối về chia cho chúng bạn.

Đến năm 1945, cuộc đời Đại vào con đường mới khi cha hắn tham gia kháng chiến bị bắt, còn mẹ thì lấy chồng khác. Không chịu nổi cha dượng bạo hành, đánh đập nên Đại đã bỏ học rồi lang thang đánh giày, bán báo tự nuôi thân. Tại khu vực hành nghề là rạp chiếu phim Cathay nên biệt danh của hắn là Đại Cathay. 

Do bị các băng nhóm khác o ép nên Đại Cathay bảo vệ địa bàn để đám đàn em bán giầy, bán báo nuôi thân. Mỗi lần lâm trận, Đại luôn lao vào đối thủ như một con thú, cho dù kẻ đối nghịch to lớn hơn hắn. Cuối mỗi trận đấu, Đại luôn dành chiến thắng nhưng mình mẩy đều bị thương tích nặng.

Sau những trận đấu khẳng định “tên tuổi”, Đại Cathay bước lên làm “trùm” năm 14 tuổi. Hắn tự cho mình quyền không cần làm gì mà được đàn em cung phục. Tuy vậy, Đại thể hiện là kẻ hào phóng, thường xuyên giúp đỡ đàn em khi khó khăn. Nhiều lần hắn thu tiền của đàn em về rồi chia cho những đàn em khác khá khăn, bản thân chỉ nhận một chút tiền đủ sinh hoạt, uống café. Chính vì vậy, Đại được các đàn em trung thành tuyệt đối.

Về sau, nhiều trẻ em lang thang đến nương nhờ nên Đại đã chia “quân” thành Ba Binh, Ba Tướng, Ba Gà để giám sát hoạt động trên địa bàn. Ba Binh là quân sư, Ba Tướng là những thằng trực tiếp đi đánh nhau còn Ba Gà là những tên thuyết khách cả trai lẫn gái tụ tập quanh Đại Cathay để hắn sai việc.

Vào thời điểm đấy, miền Nam có bốn nơi được cho là “lò đào tạo du đãng”.  Trong đó, thứ nhất là Trại nuôi dạy trẻ mồ côi, nằm tại địa điểm nhà hát Hòa Bình hiện nay. Nơi thứ hai, Làng cô nhi Thủ Đức, điều kiện sống khá hơn nhưng vẫn rất lỏng lẻo, tha hồ cho đám tiểu yêu phá phách. Những tên nhóc bất trị nhất, hai trại trên đều không chứa nổi thường bị cảnh sát lùa vào Trại giáo hóa Thủ Đức. Thực chất, đây chỉ là nơi nuôi báo cô đám du thủ du thực, chờ chúng đủ tuổi là đẩy vào quân đội. Nơi thứ tư, Trại Tế Bần nằm bên kia cầu Trình Minh Thế (nay là cầu Tân Thuận), là một Trạm trung chuyển giam giữ những tên lưu manh sắp hết tuổi vị thành niên.

Biết số phận của mình nên nhiều trẻ em lang thang sau khi vào đấy đều có ý định trốn chạy. Riêng Đại Cathay thì ra vào như cơm bữa những điểm trại mồ côi. Tại đây, hắn quen với những chiến hữu nổi tiếng như Lâm Chín Ngón, Hắc Quảy Quảy, Hòa Áo thun… để chinh phục giang hồ.

Sau mỗi lần vào tù, ra trại Đại Cathay lại càng iều lĩnh hơn, kinh nghiệm hơn. Hắn thể hiện là một tay giang hồ có số trong những trận thư hùng khét tiếng. 

Lấy “số” đàn anh vươn lên làm trùm

Vào năm 1955, Đại Cathay chuyển về khu vực hãng phân Khánh Hội cạnh Nhà máy thuốc lá Bastos. Tại đây, Đại Cathay lại gồng sức để chinh phục đám lâu la khu vực Khánh Hội, quanh cầu Ông Lãnh và toàn dân bến tàu vựa cá, vựa rau cải. Với bản lĩnh hơn người và lì lợm nên Đại Cathay đã khiến nhiều tên “tiểu yêu” phục tùng dưới trướng.

Ngoài ra, thời gian này Đại Cathay đã quen với một giang hồ nổi tiếng là Tám Lâu cai quản khu vực Cầu Mống – Dân Sinh – Cầu Ông Lãnh còn gọi là Da Heo. Với khuôn mặt ít thiện cảm, luôn nổi sát khí, lại nhiều đàn em nên Tám Lâu được xem như một hung thần. 
Một lần Đại Cathay đi qua, Tám Lâu đã gọi vào cho miếng ăn rồi trở nên thân thiết. Tuy không nói ra nhưng Tám Lâu rất nể Đại vì đã chứng kiến y mang quân chinh phạt băng nhóm khác. 

Tuy có tiếng, lại nhiều đàn em nhưng Tám Lâu lại rón rén khi đối mặt với Bé Bún - một trùm giang hồ quận 4. Nhiều lần ngồi với Đại Cathay, Tám Lâu buột miệng nói ra. Ngay lập tức, Đại Cathay đã lên tiếng giải quyết Bé Bún nhưng Tám Lâu cười khểnh. Bức xúc, Đại Cathay bỏ về.

Thời gian này, những Ba Binh, Ba Tướng, Ba Gà của Đại Cathay cũng là những nam thanh niên 17, 18 tuổi. Nhiều năm chinh chiến nên bản lĩnh của nhóm đàn em của Đại Cathay cũng lỳ lợm không kém gã. 

Ngay khi ra lệnh, đàn em của Đại đã đến chem. Vài tay đàn em của Bé Bún để khiêu khích. Nhận được tin, Bé Bún đã hô toàn bộ đàn em sang địa bàn của Tám Lâu hỏi tội. Tuy nhiên, khi quân của Bé Bún vừa bước vào địa bàn của Tám Lâu thì bị quân của Đại Cathay đánh cho tan tác, kêu la vang trời bỏ chạy hoảng loạn. Trong đó, Bé Bún cũng bị thương nhập viện cấp cứu. 

Sau trận huyết chiến, Đại Cathay được Tám Lâu cho toàn quyền xử lý vì sợ bị lấy “số”. Biết chuyện, Đại tuyên bố không phạm vào đất của Tám Lâu, hắn chỉ thu thuế các sòng bài, ổ đề, tiệm hút trong khu vực. Đồng thời, bảo kê tất cả các ngành nghề kinh doanh lậu bao gồm xưởng nấu xà phòng, lò mổ heo, lò rượu… trên địa bàn của y. 

Sau một thời gian ngắn, Đại Cathay không chỉ có quyền mà có tiền chi phối nhiều vụ lớn. Nhiều tay anh chị khác nghe tiếng phải dạt ra để hắn kiếm ăn. Từ đó, Đại Cathay cùng đàn em hưởng thụ cuộc sống vương giả, thả phanh ăn chơi không tiếc tiền. 

(Còn nữa)

Phút cuối cùng của trùm giang hồ khét tiếng Năm Cam
Là trùm giang hồ khét tiếng một thời nhưng trước giờ thi hành án Năm Cam như kẻ mất hồn, lê từng bước nặng nề chậm rãi.
Theo:  khoevadep.com.vn