Chị Tara Hansen, 29 tuổi, sống tại Mỹ, vượt cạn an toàn, trở về nhà sau 36 giờ tại bệnh viện. Trở về nhà, chị Tara trở bắt đầu có biểu hiện cảm cúm, ngất xỉu. Thêm nữa, chị cũng bị đau vùng kín. Tuy nhiên, cả chị và chồng đều chẳng mấy để tâm vì cho đây là biểu hiện bình thường sau sinh. Hơn nữa, vì thời gian chăm con nhỏ khá mệt nên người vợ không được nghỉ ngơi đầy đủ nên càng tin rằng các triệu chứng này là bình thường.Cho đến khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, chịTara mới quyết định quay trở lại bệnh viện để kiểm tra.
Không lâu sau khi nhập viện, chồng chị mới hay tin chị đã qua đời vì bị nhiễm trùng sau sinh. Chồng chị cho biết trong suốt thai kỳ, chị Tara có một thai kỳ khỏe mạnh, không bỏ qua bất kỳ lần khám thai nào. Trong suốt thai kỳ, vợ chồng chị đều cố gắng chuẩn bị tốt cho lần đón con đầu lòng bằng cách đọc các sách vở về sinh nở, tham gia lớp học tiền sản.
Tưởng chừng tiếng cười trẻ thơ sẽ khiến cho vợ chồng thêm vẹn tròn hạnh phúc nhưng mọi thứ lại đột ngột xảy đến khiến người chồng khó mà chấp nhận được sự thật đau đớn này: “ Chúng tôi đã không bỏ qua một buổi hẹn khám nào của bác sĩ, đọc tất cả các cuốn sách về thai kỳ, sinh nở, tham gia các lớp học tiền sản. Nói chung vì là con đầu lòng nên vợ chồng tôi chuẩn bị rất kỹ càng. Tôi tưởng rằng mọi thứ đã viên mãn khi cô ấy sinh cho tôi một đứa con trai kháu khỉnh, khỏe mạnh. Vậy nhưng không ngờ...”
Thời điểm chị Tara qua đời, đứa con của chị chỉ mới 6 ngày tuổi. Sự ra đi của chị Tara không chỉ là nỗi đau mất mát cho đứa con thơ khát sữa mà còn là cú sốc tinh thần rất lớn đối với người chồng. Sau câu chuyện đau buồn xảy đến với gia đình, người chồng đã quyết định lặp một nhóm mang tênTara Hansen nhằm giúp chị em nâng cao ý thức trong vấn đề bảo vệ sức khỏe phụ nữ sau sinh.
Dấu hiệu nhiễm trùng sau sinh
Tầng sinh môn chảy mủ, có mùi khó chịu
Bình thường, sau khi sinh con, tử cung co lại chỉ còn như quả bưởi, sờ thấy đáy tử cung ở rốn. Chỉ một tuần sau, kích thước của nó chỉ còn một nửa, 2 tuần thì không còn sờ thấy tử cung ở trên bụng nữa. Sản phụ thường không cảm thấy đau. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy 'vùng nhạy cảm' bị đau tức, có cảm giác bị cắn rứt, phù nề hay chảy mủ thì mẹ phải liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn và điều trị kịp thời. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ tiến hành rửa bằng thuốc sát khuẩn tại chỗ và cho mẹ dùng một số loại thuốc phù hợp.
Đau bụng dưới
Quá trình sinh đẻ sẽ khiến tử cung của mẹ giãn nở đến 10cm. Sau khi sinh, tử cung của mẹ sẽ co lại về kích thước ban đầu nên những cơn đau bụng là khó tránh khỏi.Tuy nhiên, nếu mẹ thấy có triệu chứng đau dữ dội, co thắt từng cơn thì có thể đã bị viêm tử cung, thường do sót rau. Lúc này sản phụ cần đến bác sĩ ngay để kiểm tra ngay nếu không, bệnh sẽ rất nhanh chóng chuyển biến thành thể nặng.
Sốt cao và ra máu kéo dài
Hai dấu hiệu này đi kèm với nhau thường là do mẹ bị sót rau hoặc viêm niêm mạc tử cung. Nếu mẹ thấy dấu hiệu này thì tốt nhất không nên tự ý dùng thuốc hạ sốt mà phải đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện để được khám, xác định nguyên nhân chính xác và được điều trị kịp thời. Nếu không được điều trị sớm sẽ dễ bị nhiễm trùng đường huyết, nguy hiểm đến tính mạng.
Cảm xúc hỗn loạn, buồn vui thất thường, mệt mỏi sau sinh
Đây là những dấu hiệu chứng tỏ mẹ đang bị trầm cảm sau sinh. Những phụ nữ mắc bệnh trầm cảm sau sinh thường dễ bị kích thích, kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại và bản thân mình là người mẹ xấu. Những biểu hiện này thường gặp trong một vài ngày đầu sau khi sinh và tối đa kéo dài hai tuần do có sự thay đổi về hormon ngay sau sinh. Nếu những biểu hiện này kéo dài hơn hai tuần, bạn đã mắc một căn bệnh đó là trầm cảm sau sinh.