Thông tin trên xảy ra tại xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đã vào năm học mới, nhiều gia đình có con trong độ tuổi học mầm non (3 – 5 tuổi) đang chuẩn bị các điều kiện để con em được đến trường. Nhưng gia đình nào có cháu thứ ba đến tuổi đi học thì phải nhường xuất cho các em khác có cha mẹ không vi phạm chính sách dân số. Vì xét thêm điều kiện này nên nhiều trẻ dù đủ tuổi vẫn không được nhập học, khiến phụ huynh phải chạy đôn, chạy đáo nhờ người trông giữ.
Trường Mầm non xã Quỳnh Tân.
Dù biết Nhà nước đang khuyến khích mỗi gia đình chỉ nên có 1-2 con để đảm bảo nuôi dạy cho tốt. Đồng thời cơ sở vật chất của nhà trường chưa đủ để tất cả các trẻ trong độ tuổi đều được đến lớp. Nhưng không vì thế mà tước đi quyền được học tập của các cháu.
Luật trẻ em năm 2016 đã có nhiều điều, khoản nhằm bảo vệ trẻ em. Khoản 8, điều 6 có nêu các hành vi bị cấm: “Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc Điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình...của trẻ em”. Chương II quy định về quyền và bổn phận của trẻ em, điều 16 khoản 1 đã viết: “Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân” và khoản 2 cũng nêu: “Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh”. Qua đó, pháp luật không có quy định nào cấm trẻ là con thứ ba thì không được đi học hay phải nhường xuất học cho người khác cả.
Với “điều kiện” oái oăm trên, nhiều người không khỏi thắc mắc. Pháp luật quy định rất rõ ràng về quyền của trẻ em, trong đó có quyền được học tập. Vậy vì sao xã Quỳnh Tân lại có quy định trái pháp luật như vậy? Trong khi Nhà nước dành nhiều nguồn lực đầu tư cho giáo dục để mọi trẻ được đến trường thì địa phương lại cản trở các em đi học?
Trẻ em là tương lai của đất nước. Nhiệm vụ của chúng ta là làm sao mầm non đó phát triển một cách tốt nhất. Nhưng với cách “chăm lo” trên đây của xã Quỳnh Tân khác nào có sự phân biệt đối xử giữa các em - điều mà pháp luật đã cấm. Như vậy không khác nào buộc các mầm non đó không được phát triển.
Chúng ta đều biết không ai có quyền được chọn nơi mình sinh ra và người sinh ra mình. Các em còn quá nhỏ, ngây thơ để hiểu biết việc người lớn đã làm? Vậy các em là con thứ ba trong gia đình (lỡ vi phạm về chính sách dân số) đâu phải có tội để chịu sự thiệt thòi không được đi học như các bạn?
Là người lớn, nhìn trẻ được đến trường học tập, chúng ta phải vui mừng và tạo sự thuận lợi nhất cho các em. Nhà nước đang khuyến khích xã hội học tập thì chính quyền xã Quỳnh Tân lại làm ngược với chủ trương tốt đẹp trên. Chẳng khác nào “Phép vua thua lệ làng” ở thời kì phong kiến.
Tình trạng chính quyền địa phương ở cơ sở đặt ra nhiều quy định trái luật không phải là hiếm. Cách đây 4 tháng, một học sinh ở TP. Hà Tĩnh cũng bị chính quyền từ chối xác nhận lý lịch để đăng kí thi đại học vì bố em...chưa nộp đủ thuế. Vụ việc này cũng đã được các phương tiện truyền thông phản ánh.
Những quy định trên khác nào “quýt làm cam chịu” dù các em còn nhỏ, vô can và không hề có tội. Tội ở đây là tội của người lớn khi đặt ra những quy định trái luật và cướp đi cơ hội học tập của các em.
Câu chuyện trên đây tiếp tục là bài học cho những vị quan có cùng quan điểm “thích là đặt” và “không quản được thì cấm” cho dù đó là vi hiến.
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả*
Phẫn nộ: Cô giáo mầm non bắt trẻ liếm chân cô vì chân không sạch? (Xã hội) - (Phunutoday) - Sau nhiều ngày hỏi chuyện, cuối cùng bé mới nói: "Cô giáo cháu nói chân cháu không sạch, chân cô sạch hơn và bảo cháu liếm chân cô…" |
Sốc: 22 tỷ cho 1 lần đi đẻ ở bệnh viện của giới nhà giàu (Xã hội) - (Phunutoday) - Ngoài đèn chùm lung linh, giường cỡ lớn dát vàng...còn được thiết kế với khăn lụa, gối nhung... bệnh nhân sẽ được phụ vụ theo đúng kiểu hoàng gia |
Thực khách hành động với 2 đứa trẻ ăn xin khiến dân mạng bất ngờ (Xã hội) - (Phunutoday) -Những ngày qua, câu chuyện về hành động bất ngờ của hai thực khách đi ăn trưa ở quán gàn rán đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng |