Đặc điểm thực vật, phân bố của cây sả
Cây sả là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi cao 0.8-1m. Lá hẹp dài giống lá lúa, hai mặt lá ráp nhám, khi bóc vỏ ra có mùi thơm của chanh. Thân rễ trắng hoặc hơi tím. Sả được trồng khắp cả nước, trong các gia đình. Một số vùng đồi núi trồng cây sả để chưng cất tinh dầu.
Tinh dầu sả chứa chủ yếu 2 hoạt chất bao gồm citral và geraniol. |
Thành phần dưỡng chất trong củ sả
Giống như một vài loại thảo dược khác, sả cũng chứa tinh dầu. Tinh dầu sả chứa chủ yếu 2 hoạt chất bao gồm citral và geraniol. Trong đó phải kể đến tính năng của citral. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, citral là một hoạt chất có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể. Nhờ đó các tế bào nang nuôi tóc sẽ được bảo vệ khỏi nguy cơ bị tổn thương dẫn đến bệnh rụng tóc.
Mặt khác, tinh dầu trong sả còn giúp điều hòa hệ thần kinh ổn định đồng thời cải thiện các chức năng của hệ thần kinh.
Bên cạnh đó, các dưỡng chất trong sả còn hỗ trợ các quá trình sinh học trong cơ thể bao gồm quá trình tiêu hóa, trao đổi chất và bài tiết. Nhờ đó, năng lượng và chất dinh dưỡng được sản xuất nhanh hơn trong khi các chất cặn bã và độc tố được đào thải ra ngoài hiệu quả. Khi đó, sẽ giúp cải thiện làn da của chị em.
Công dụng làm đẹp của củ sả
Làm đẹp da
Chất sả là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó có rất nhiều lợi ích cho da. Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá và mụn nhọt. Nó cũng có tác dụng làm săn chắc các cơ và các mô trong cơ thể.
Giảm cân
Phương pháp này đã được người Thái Lan áp dụng rất hiệu quả vì sả có khả năng cắt giảm calo trong món ăn. Với họ, sả có tác dụng như ớt với khả năng đốt cháy mỡ thừa, làm thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp máu lưu thông tốt hơn.
Mượt tóc, trị gàu
Nếu tóc bạn thường bị bết do da đầu nhờn, bị nấm da đầu hay gàu hãy dùng sả để cải thiện tình hình. Bạn có thể nấu nước sả để gội hay ủ tóc bằng tinh dầu sả để tóc sạch và da đầu khô thoáng. Hãy nhớ massage da đầu với tinh dầu sả để đầu óc thư giãn, thoải mái hơn.
8 bộ phận trên cơ thể dễ bị lão hóa nhất Da mặt, hàm, bàn tay, bàn chân... là những bộ phận dễ lão hóa nhất trên cơ thể. Chị em cần chú ý chăm sóc để không bị lộ tuổi tác. |