Cục nóng điều hòa bị nắng mưa tạt vào, có cần che chắn: Thợ lâu năm trả lời chính xác

( PHUNUTODAY ) - Cục nóng điều hòa thường được lắp ngoài trời. Vậy có cần phải che chắn để bảo vệ thiết bị này trước nắng mưa?

Một máy điều hòa sẽ có kết cấu hai phần là dàn nóng (hay cục nóng) và dàn lạnh (cục lành). Dàn lạnh được lắp trong nhà trong khi đó dàn nóng được lắp ngoài trời. Về cơ bản, dàn nóng bắt buộc phải lắp bên ngoài vì nó đảm nhận nhiệm phụ giải phóng nhiệt hấp thụ trong phòng ra môi trường. Rất nhiều người không biết có nên che chắn điều hòa để trắng nắng tránh mưa hay không?

Thực tế, nhà sản xuất đã tính đến việc cục nóng lắp ngoài trời nên phải có khả năng chống thấm, chịu mưa, chịu sự thay đổi của thời tiết.

Chia sẻ với VnExpress, anh Lê Nam, chuyên viên kỹ thuật về máy lạnh và điều hòa của một trung tâm điện máy lớn, cho biết: "Cục nóng của điều hòa được chế tạo để chịu được mưa và thậm chí là lượng mưa lớn, nên sẽ không dễ bị hư hỏng trong những thời tiết như hiện nay".

Việc che chắn cục nóng điều hòa quá kín sẽ dẫn đến khả năng làm lạnh của cục lạnh bên trong giảm đi rõ rệt và tăng mức tiêu thụ điện của thiết bị. Vì vậy, chuyên gia khuyên người dùng nên tạo không gian thoáng mát xung quanh cục nóng và không cần bảo vệ bô phận này quá cẩn thận. Như vậy, không khí sẽ lưu thông nhanh hơn, ngăn hơi ẩm bị giữ lại trong máy và làm hỏng các bộ phận quan trọng bên trong.

Tuy nhiên, các gia đình phải lưu ý không nên lắp cục nóng ở vị trí quá thấp, gần mặt đất để tránh trường hợp trời mưa ngập nước làm điều hòa không thể hoạt động được.

cuc-nong-dieu-hoa-co-can-che-chen-01

Ngoài ra, anh Nam cho biết khi trời mưa, mọi người hoàn toàn có thể sử dụng điều hòa bình thường. Việc này có thể giúp giảm độ ẩm trong nhà, mang lại cảm giác thoải mái hơn, đồng thời bảo vệ các thiết bị điện tử khác trong nhà không bị hư hại do ẩm mốc.

Gia chủ có thể lắp mái che cho cục nóng để hạn chế nắng mưa tạt vào nhưng tuyệt đối không được che kín. Nếu che kín quá, hơi nóng không thoát ra ngoài được sẽ làm hỏng các bộ phận của thiết bị.

Dù cục nóng không cần phải che chắn nhưng cần tránh để ở những nơi có gió thổi trực tiếp vì nó sẽ gây ra một lực ép lớn đối với quạt bên trong cục nóng làm hao tổn nhiều điện năng. Nên chọ những nơi có gió nhẹ hoặc gió thổi vuông góc với hướng quạt. Như vậy, gió sẽ thổi hơi nóng đi và giúp tản nhiệt nhanh hơn.

Bên cạnh đó, tránh để cục nóng ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào.

cuc-nong-dieu-hoa-co-can-che-chen-02

Không nên để cục nóng ở đối diện cục nóng của điều hòa khác.

Không nên lắp cục nóng điều hòa ở nơi có nhiều bụi rác, lá rụng.

Vị trí cục nóng nên thấp hơn cục lạnh. Nếu cao hơn, bạn cần phải yêu cầu nhân viên làm bẫy dầu cho tốt. Lưu ý, khoảng cách cao hơn không quá 8 mét. Độ dài đường ống từ cục nóng đến cục lạnh khoảng 3-7 mét là tốt nhất.

Cục nóng nên cách tường tối thiểu 5 cm, khoảng cách hai bên hông máy tối thiểu là 25cm/bên. Khoảng cách giữa cục nóng và tường đối diện cục nóng tối thiểu là 60cm.

Vì cục nóng có máy nén và quạt công suất cao nên khi hoạt động sẽ gây ra tiếng ồn và rung động. Vì vậy, không nên lắp cục nóng ở giữa bức tường. Nên lắp cục nóng ở góc tường, cạnh tường và có giá treo cố định chắc chắn vào tường.

Theo:  saigonthethao.thethaovanhoa.vn copy link