Cúng ông Công ông Táo tuyệt đối đừng phạm những sai lầm sau kẻo bất kính tới thần linh

12:44, Thứ năm 16/01/2020

( PHUNUTODAY ) - Cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp là tín ngưỡng lâu đời của Việt. Vậy nên gia chủ tuyệt đối đừng phạm những sai lầm sau kẻo bất kính tới thần linh.

Cúng trong bếp

Nhiều người cho rằng cúngông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là trông coi bếp núc. Vậy nên, phải cúng ông Táo dưới bếp, còn ông Công trên bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi ông Táo là một vị thần cao quý, luôn phải được thờ phụng trên bàn thờ chính của gia đình - nơi sạch sẽ và trang nghiêm nhất. 

cachsamlecungongtao2020-15789035480921801728586-crop-15789035565361112041466

Trên bàn thờ luôn bát hương, bát chính giữa là dành để thờ thổ công, long mạch, táo quân, tiền chủ. Để cầu xin may mắn, bình an cho gia đình. Vì vậy, không có ai đặt bát hương hay bàn thờ ở dưới bếp cả. Đồng thời, bếp là nơi đun nấu, chứa nhiều uế tạp, sẽ xúc phạm đến thần linh.

Không thả cá chép từ trên cao

Vào ngày 23 tháng Chạp, cá chép tượng là vật phẩm đưa ông Công ông Táo lên chầu trời, tượng trưng cho thần linh. Sau khi cúng lễ và thả cá chép, gia chủ không nên thả cá từ trên cao như đứng trên cầu, bờ xa ném cá xuống nước. Một mặt cá sẽ chết - ông Công ông Táo không thể lên chầu trời, mặt khác thể hiện sự phạm thượng, bất kính tới thần kinh. Gia chủ nên chọn địa điểm mép nước ở sông, hồ, nhẹ nhàng thả cá xuống. Chú ý không ném cá túi nilon xuống để bảo vệ môi trường. 

Không khấn xin tài lộc, sung túc

23 tháng Chạp là dịp để ông Công ông Táo lên thiên đình để bẩm báo với Ngọc Hoàng về những việc lớn nhỏ trong một năm qua. Vậy nên, gia chủ đừng khấn xin tài lộc vô ích. Thay vào đó hãy thành tâm khấn vái, cầu xin thần linh phù hộ cho gia đình bình an hạnh phúc là đủ.

Thông tin chỉ mang tính tham khảo!

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Xuân Quỳnh