Đặt bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa hướng nào để "kích hoạt" vận may, mở cửa tài vận?

16:11, Thứ bảy 19/08/2023

( PHUNUTODAY ) - Thực tế hiện nay, việc đặt ông Thần Tài, Thổ Địa thường được gia chủ đặt tự nhiên, chưa phù hợp về phong thủy. Chớ bỏ qua những quy tắc cơ bản về phong thủy, để cho công việc tâm linh này được chỉnh chu, hiệu quả nhất.

Nguyên tắc bố trí bàn thờ thần Tài

Nguyên tắc bố trí tượng như sau: từ trong bàn thờ nhìn ra, ông Thần Tài đặt phía bên tay trái, ông Thổ Địa đặt phía bên tay phải. Lí do như sau: Từ xưa, con người đã biết chọn hướng Nam làm nhà ở, nhằm đón được gió mát, tránh nắng gắt. Nhà hướng Nam, thì bên tay trái của nhà sẽ là hướng Đông, bên tay phải là hướng Tây.

huong-dat-ban-tho-than-tai

– Hướng Đông bên tay trái là cung Chấn, ngũ hành thuộc Mộc, hình dáng cao, có tính vươn lên. Bên tay trái còn có tên gọi Thanh Long, gồm 7 chòm sao trong Nhị Thập Bát Tú: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ, tương ứng với mùa Xuân. Mùa Xuân đem đến cuộc sống tươi vui, cây cối đâm chồi, nảy lộc. Vậy nên Thần Tài nên đặt bên tay trái, vì tượng Thần Tài mang tính dương, cao hơn, đại diện cho tiền tài, sự phát triển, tính đối ngoại.

– Hướng Tây bên tay phải là cung Đoài, ngũ hành thuộc Kim, hình tròn, có tính thu mình lại. Bên tay phải còn có tên gọi Bạch Hổ, gồm 7 chòm sao trong Nhị Thập Bát Tú: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm. Các chòm sao này xuất hiện giữa trời vào mùa Thu. Mùa Thu mang tính đối nội nhiều hơn. Vậy nên Thổ Địa thường đặt bên tay phải, vì Thổ Địa mang tính âm, tượng thấp, người tròn, đại diện cho sự tĩnh lặng, giữ gìn bình an trong ngôi nhà.

huong-dat-ban-tho-than-tai1

Cũng vì các nguyên tắc trên, mà dân gian hay có câu: “Đông Bình Tây Quả”. Tức phía bên tay trái bàn thờ nên đặt bình bông, thể hiện Mùa Xuân, ngũ hành Mộc và bên Thanh Long cần cao lớn, tươi tốt. Ngược lại, phía bên tay phải nên đặt quả, vì mùa Thu là mùa thu hoạch và bên Bạch Hổ cần thấp hơn (mâm quả thường luôn thấp hơn chậu hoa).

Trường hợp bạn có thờ thêm ông Thần Tiền, thì sẽ đặt ông ở giữa Thần Tài và Thổ Địa.

Đồ lễ cúng Rằm tháng 7 ban Thần tài 2023

Thông thường, lễ vật dâng cúng vào ngày sóc (mùng Một) hay ngày vọng (ngày Rằm) thường là lễ chay. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khi thờ cúng là sự thành tâm, do vậy tùy vào điều kiện và cách thức tín ngưỡng cụ thể mà mỗi gia đình có thể chuẩn bị sao cho chu đáo nhất lễ vật dâng cúng ban Thần Tài ngày Rằm tháng 7 âm lịch.

Với lễ chay, các gia chủ có thể chuẩn bị các vật phẩm, như: Hương, hoa tươi, bánh kẹo, trầu cau, trái cây, tiền vàng, gạo, muối, nước đồ uống.

Ngoài lễ chay, các bạn còn có thể chuẩn bị cỗ mặn: một bộ cỗ tam sên gồ có 1 miếng thịt heo quay hoăc heo luộc, 1 con tôm luộc, 1 quả trứng gà luộc và một số đồ ăn tùy theo khẩu vị của gia đình. Bên cạnh đó, mỗi gia đình thường mua thêm một bộ vàng mã bao gồm quần áo, giày dép, các vật dụng cho hai vị thần tài và thổ địa và các thứ cúng cần thiết khác.

(Bài viết chỉ mang tính tham khảo)

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Mộc