Đến tuổi 50 dù giàu hay nghèo, ai cũng phải nắm chắc '2 quân bài' trong tay mới mong ấm thân tới già

( PHUNUTODAY ) - Tuổi 50 là cột mốc rất quan trọng của đời người. Vì thế cần giữ vững một số điều trong tay để có thể sống an nhiên.

Tới 50 tuổi là chúng ta đã đi tới lưng chừng của đời người. Đây được coi là một mốc cực kỳ quan trọng, đánh dấu nhiều biến cố thăng trầm, sự giao thoa giữa cuộc đời.

Cảm xúc của tuổi 50 cơ bản là tiếc nuối. Tiếc nuối tuổi trẻ đã trôi qua vùn vụt, và lo lắng cho ngày mai. Lúc này trẻ không trẻ, già chưa hẳn già, vẫn phải lo lắng cơm áo gạo tiền, cũng vẫn phải lo cho con cho cháu.

tuoi-gia3

Vậy thì, làm thế nào để một nửa cuộc đời còn lại không phải sống trong tiếc nuối? Làm thế nào để khi bước vào tuổi trung niên, chúng ta vẫn có thể tận hưởng hết ánh mặt trời rực rỡ hay niềm vui chốn nhân sinh?

Đến ngưỡng 50 dù giàu hay nghèo nhất định phải nắm chắc "2 quân bài" trong tay, bạn mới có thể an tâm tận hưởng cuộc sống toan về già của mình một cách trọn vẹn, an nhiên.

Một khoản tiền tiết kiệm, duy trì năng lực độc lập về tài chính

Khi ở độ tuổi sức lao động không còn như xưa, năng lực kiếm tiền cũng giảm thì khoản tiền phòng thân chính là tấm át chủ bài bắt buộc phải có của mỗi người.

Khi chúng ta đã qua thời kì phong độ của tuổi trẻ, chấp chới bước vào tuổi già, sức khoẻ suy giảm, cuộc sống không có tiền trong tay thì không ngày nào thoát khỏi lo lắng, muộn phiền. Chính vì vậy, một trong những việc nhất định phải làm là sở hữu một khoản tiết kiệm cho riêng mình phòng khi có những biến cố về công việc hay sức khoẻ. Khi điều không hay diễn ra, vẫn có thể thản nhiên đối phó. Tiết kiệm tiền là để cho cuộc sống của chúng ta an toàn, không hoảng sợ, không mất lòng trung nghĩa, không mất nguyên tắc. Chúng ta có thể tự chăm lo cho cuộc sống của bản thân chứ không phải phụ thuộc hết vào người khác.

Trước khi bước vào độ tuổi này, hãy tìm cách tăng thu nhập và giảm chi tiêu. Tiết kiệm tiền sẽ giúp bạn kìm hãm mong muốn dư thừa, hướng tới chất lượng cuộc sống cao hơn với những nhu cầu thực sự xứng đáng. Trong xã hội vật chất ngày nay, chúng ta thường bị mua sắm quá tay. Những đợt giảm giá, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm hay phương thức thanh toán quá dễ dàng cũng khiến việc mua sắm trở nên nhanh gọn hơn. Do đó, không ít người mua hàng về mà chỉ sử dụng một, hai lần thậm chí có những món đồ mua về mà không hề sử dụng. Trước khi mua sắm, hãy cân nhắc xem nó liệu có thực sự cần thiết hay không.

Xác định khoảng thời gian tuổi già sẽ không náo nhiệt như xưa

Cuộc sống khi còn trẻ luôn ở chế độ bật, bận rộn xoay quanh mọi người, rất ít có những khoảng lặng dành riêng cho bản thân mình.

Khi còn nhỏ tuổi, đa số chúng ta phải tập trung học hành, kết nối mối quan hệ với bạn bè đồng trang lứa. Khi trưởng thành hơn, chúng ta bắt đầu quan tâm tới tương lai, tới xã hội. Làm cha làm mẹ, chúng ta chăm sóc cho con cái mình từng giây từng phút. Làm đồng nghiệp, làm cấp trên tại công ty, chúng ta cũng nặng gánh công việc, đối mặt với những rắc rối từ khách hàng. Cuộc sống của một người trưởng thành được đặt trong khuôn khổ quy tắc ứng xử, có rất ít thời gian để được làm chính mình, được tự do với con người thật.

Đã quen với nhịp sống hối hả, bỏ quên bản thân trong một thời gian dài khiến nhiều người bất chợt trở nên hụt hẫng và lạc lõng khi bước vào tuổi trung niên. Họ không chịu nổi cảm giác cô đơn một mình, khi rảnh rỗi cũng bứt rứt không yên. Nhiều người khủng hoảng, có cảm giác thừa thãi sau nghỉ hưu gây ra sa sút tinh thần, lo âu, buồn phiền và căng thẳng hơn trong cuộc sống.

Tuy nhiên, thay vì cố tìm lại nhịp sống trước kia, người đã đến ngưỡng U50 nên học cách nắm bắt khoảng thời gian cô đơn một mình này, tận hưởng và bù đắp cho bản thân. Ở một mình không phải là cô đơn mà thực chất, đó là dành cho bản thân một khoảng thời gian cố định, yên tĩnh để ngẫm nghĩ về quá khứ và lên kế hoạch cho tương lai. Ở một mình thực ra là để chăm chút cho bản thân, thanh lọc tâm trí và nhìn rõ cảm xúc của chính mình. Mọi người hoàn toàn có thể nuôi dưỡng sở thích cá nhân trong khoảng thời gian này như chơi cờ, đọc sách, trồng hoa dưỡng cỏ, những điều mà mình chưa có cơ hội làm khi còn thanh niên. Nhất định phải học cách nắm bắt thời gian cô đơn, một người mới có thể tìm thấy và chấp nhận bản thân, từ đó trở nên bình tĩnh hơn

Khi đến ngưỡng tuổi trung niên, cách tốt nhất để sống tốt là có năng lực độc lập về tài chính và độc lập cả về tinh thần. Khi đã nắm chặt cả hai điều này trong tay, tuổi già của bạn sẽ đến một cách bình yên, thoải mái nhất.

tuoi-gia

3 điều quan trọng sau tuổi 50 là gì?

Đi bộ quan trọng hơn lái xe

Khi còn trẻ, chúng ta muốn sống trong một ngôi nhà lớn, lái một chiếc xe sang và đi du lịch càng nhiều càng tốt. Vì thế chúng ta lao làm việc quần quật cả ngày lẫn đêm.

Nhưng đi quá nửa cuộc đời, nhiều người nhận ra đi bộ quan trọng hơn lái xe. Có nghĩa dù vật chất có bao nhiêu cũng không thể so sánh với một cơ thể khỏe mạnh. Tuổi 50, cơ thể đang dần xuống dốc và đi bộ là cách tốt nhất để giữ gìn sức khỏe.

Khoa học đã chứng minh, đi bộ có thể vận động cơ bắp, xương khớp, rèn luyện thân thể, kéo dài tuổi thọ. Nó cũng có thể khai thông khí huyết; tăng cường tim, phổi; làm cho con người hạnh phúc thể chất lẫn tinh thần.

Những thay đổi tích cực và kỳ diệu có thể xảy ra ngay cả khi chúng ta không nhìn thấy. Nửa đời sau, đi được thì không lái, đứng được thì đừng ngồi, hãy chăm sóc cơ thể thật tốt. Nếu bạn đi bộ nhiều hơn, sức khỏe tốt hơn, chất lượng cuộc sống sẽ được cải thiện, do đó bạn có thể tận hưởng tuổi già một cách thoải mái.

"Tam quan" quan trọng hơn "ngũ quan"

Khi một người đến tuổi 50, tóc bạc dần, nếp nhăn trở nên dài và rõ. Nhưng càng đi càng thêm tuổi, sẽ càng nhìn thấu cuộc đời. Sau năm mươi tuổi, "tam quan" của một người quan trọng hơn "ngũ quan".

Tam quan là được cấu thành từ ba yếu tố gồm: Thế giới quan, nhân sinh quan và giá trị quan. Còn ngũ quan là chỉ 5 bộ phận trên khuôn mặt người gồm mắt, mũi, miệng, tai và lông mày.

Người tuổi 50 đề cao sự suy nghĩ, nhận thức hơn vẻ bề ngoài. Đầu tiên là quan niệm về tuổi tác: nếu không nghĩ đến già thì sẽ không già. Tuổi tác không được định nghĩa bởi con số mà là một trạng thái của tâm trí.

Thứ hai quan niệm về danh lợi: học cách buông bỏ. Nửa đời đầu dốc lòng vì danh lợi, chỉ quan tâm đến vinh hoa phú quý. Về già bạn sẽ nhận ra danh lợi như khói, phú quý như mây, sống tự do tự tại mới là chân lý ở đời.

Thứ ba là nhân sinh quan: vật chất ít ỏi mà tấm lòng phong phú. Một người càng chạy theo những phù phiếm bề ngoài, càng dễ mệt mỏi. Hãy làm phép trừ cho đời, làm phép cộng cho trái tim, đó là trạng thái tốt nhất của cuộc sống.

Người thân quan trọng hơn quý nhân

Quý nhân là người nâng bạn lên và dẫn dắt bạn khi gặp khó khăn. Người thân là những người đồng hành và hỗ trợ bạn, bất kể giàu hay nghèo, cao hay thấp, ốm đau bệnh tật và sẽ theo bạn suốt cuộc đời.

Sau năm mươi tuổi, người cần trân quý nhất không phải quý nhân, mà là người thân. Họ sẽ là người ở bên tận những khi bạn nhắm mắt xuôi tay.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link