Đầu đổ mồ hôi nhiều
Sau khi ăn uống quá no, bạn có thể gặp hiện tượng đổ nhiều mồ hôi ở dầu và mặt. Khi đó, bạn cũng sẽ cảm thấy khát nước hơn. Để giải quyết tình trạng này, bạn nên tránh ăn quá no.
Ngoài ra, đồ mồ hôi nhiều ở vùng đầu không đi kèm cảm, sốt, tiểu tiện không thông, lớp phủ lười màu vàng, nhờ thì chủ yếu là do tỳ vị, dạ dày ẩm thấp, nóng trong. Khi đó, bạn nên hạn chế ăn đồ dầu mỡ, giảm muối để cải thiện tình trạng.
Tay chân ướt đẫm mồ hôi
Khi cơ thể bị nóng trong, tay chân thường đổ nhiều mồ hôi hơn bình thường. Khi đó, bạn nên hạn chế ăn đồ ngọt, nước giải khát, đồ cay, rượu bia; nên ăn các thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt như đậu xanh, trà xanh, mướp...
Ngoài ra, trường hợp cơ thể bị thiếu ấm cũng gây ra tình trạng đổ mồ hôi tay chân kèm theo sốt, khô họng, khô miệng, kém ăn, phân khô. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên tránh ăn cay, hạn chế rượu bia; nên ăn thịt bò, thịt cừu, thực phẩm bổ âm như cát sâm, hàu, kỳ tử, nấm tuyết, củ sen, nước lê tươi...
Mồ hôi sau gáy
Thông thường, mồ hôi đầm đìa sau gáy là dấu hiệu cho thấy đường huyết bị hạ. Bệnh nhân tiểu đường thường bị hạ đường huyết do chức năng tụy bất thường. Nếu không xử lý đúng cách có thể gây ra tai biến.
Ngoài đổ mồ hôi bất thường sau gáy, hạ đường huyết còn có các dấu hiệu như hồi hộp, run, đói, suy nhược.
Một nửa thân đầm đìa mồ hôi, nửa còn lại khô ráo
Đây là một biểu hiện rất nguy hiểm, thường thấy ở những bệnh nhân bị liệt nửa người. Mồ hôi chỉ xuất hiện ở một nửa thân người cũng là dấu hiệu báo trước của đột quỵ. Nếu đổ mồ hôi bất thường đi kèm với chóng mặt, nhức đầu, nôn mửa, bất tỉnh... thì cần phải đến bệnh viện gấp. Chủ quan bỏ qua những dấu hiệu cảm báo sớm của đột quỵ có thể làm lỡ thời gian vàng điều trị và làm nguy hiểm đến tính mạng.