'Đừng để con chết vì thiếu hiểu biết'

11:14, Thứ hai 28/12/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Loại vắc xin nào cũng có thể gây biến chứng. Biến chứng đó cũng mang theo nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, các mẹ cần có cái nhìn đúng đắn...

Sai sót trong bảo quản Quinvaxem có biến vắc xin thành chất độc?

Trao đổi với Zing News, bác sĩ Huỳnh Phước Sang tốt nghiệp chuyên ngành đa khoa, hiện là Chuyên viên tư vấn cao cấp các dự án đầu tư phát triển Y tế và các mô hình xã hội hóa cho biết một số thông tin về vấn đề y tế, sức khỏe đang được quan tâm hiện nay:

Nhiều người đặt ra câu hỏi về cách bảo quản vắc xin bởi họ cho rằng sự sai sót nào đó, đặc biệt ở các địa phương, vùng quê đã biến Quinvaxem – loại vắc xin được chính phủ Việt Nam lựa chọn để tiêm chủng mở rộng (miễn phí) trở thành nguyên nhân gây ra các vụ tử vong cho trẻ.

Nên hiểu rằng tiêm phòng dịch là một hoạt động tạo miễn dịch cộng đồng toàn thế giới. Khi có dịch bệnh, nó không bị hạn chế ở đường biên giới các quốc gia mà lan tràn rất nhanh. Vì thế các nước giàu có, họ muốn tự bảo vệ mình thì phải hỗ trợ các nước kém phát triển phòng dịch như là xử lý từ gốc vấn đề. 

Vì thế không ngạc nhiên nếu họ viện trợ cho chúng ta cũng như nhiều nước đang phát triển khác vắc xin. Họ viện trợ thì phải đảm bảo tính an toàn và hữu hiệu của loại vắc xin đó. Họ đã tính toán trước việc bảo quản và sử dụng ở các môi trường vùng sâu vùng xa ở những nước kém phát triển hơn cả Việt Nam.

Vắc xin phải được bảo quản lạnh và tránh ánh sáng. Vì thế thuốc phải được trang bị hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh chuẩn mực, với nhiều dụng cụ đo và cảnh báo khi nhiệt độ thay đổi không phù hợp. Đồng thời huấn luyện nhân viên y tế rất kỹ lưỡng.

Đừng chạy theo
 Tem cảnh báo an toàn trên lọ vắc xin

An toàn sau cùng chính là Tem Cảnh Báo trên lọ vắc xin. Tem này là hình tròn màu tím, có hình vuông màu trắng bên trong, khi nhiệt độ thay đổi vượt ngưỡng cho phép, thì hình vuông sẽ chuyển sang màu tím và không trắng trở lại được. Vì vậy, chỉ cần quan sát tem chỉ thị màu này là biết lọ vắc xin đó từng bị bảo quản ở nhiệt độ không đúng hay không, có còn đủ tiêu chuẩn sử dụng hay không.

Vì vậy, việc bảo quản vắc xin là một quá trình nghiêm ngặt và kỹ lưỡng hơn cả các loại dược phẩm khác, nên việc có các biến chứng do bảo quản kém là rất hiếm. 

Lý do các nước phát triển không sử dụng vắc xin Quinvaxem?

Vắc xin đắt tiền (dịch vụ) thì ít tác dụng phụ hơn, nhưng sức bảo vệ yếu hơn còn loại rẻ tiền (miễn phí) thì có nhiều tác dụng phụ hơn nhưng bảo vệ mạnh hơn. Nên chưa chắc đắt tiền đã là tốt hơn. Đắt hay rẻ là do công nghệ sản xuất, (như sản xuất ti vi đen trắng giờ đắt hơn tivi màu).

Sở dĩ các nước giàu, họ chọn loại vắc xin đắt tiền ít tác dụng phụ nhưng bảo vệ yếu hơn vì hệ thống y tế họ mạnh, họ sẵn sàng ứng phó tốt khi có dịch bệnh xảy ra. Và ngược lại, Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo các nước có hệ thống y tế yếu nên chọn loại vắc xin mạnh mẽ hơn (Quinvaxem), đảm bảo dịch bệnh ít bùng phát hơn, tất nhiên sẽ có tác dụng phụ một chút.

Tác dụng phụ nhỏ như sốt, mệt thì có, còn gây chết thì phải xem lại. Mỗi ngày, Việt Nam có khoảng 70 trẻ dưới 1 tuổi chết không rõ nguyên nhân, nên việc trùng hợp vào đợt chích vắc xin không phải quá kỳ lạ. Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã tuyên bố an toàn, chưa có trường hợp chết nào do Quinvaxem cả.

Tóm lại nên tiêm chủng cho trẻ, tiêm loại miễn phí hay dịch vụ đều được, chỉ có điều, khi có dịch bệnh xảy ra, dịch sẽ ưu tiên chọn lựa trẻ để gây bệnh theo thứ tự sau:

1. Trẻ không tiêm ưu tiên bị trước

2. Trẻ tiêm loại dịch vụ bảo vệ kém ưu tiên bị thứ hai

3. Sau cùng mới đến trẻ tiêm loại rẻ tiền bảo vệ mạnh mẽ

Các bậc phụ huynh cần cân nhắc lựa chọn cho con mình. Đừng vì mải miết chạy theo "phong trào" tiêm dịch vụ, rồi tiêm phòng muộn mà hại chết con mình vì những thiếu hiểu biết bầy đàn.

Để giảm thiểu khả năng bùng phát dịch bệnh, tỷ lệ tiêm phòng với loại bệnh đó phải đạt ít nhất 80 - 90% số trẻ/số người thuộc đối tượng phải tiêm phòng.Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) bày tỏ sự lo ngại, nếu phụ huynh không tiêm chủng mở rộng nữa, dịch sẽ bùng lên.

Tuy nhiên vụ việc hỗn loạn chen lấn để tiêm vắc xin dịch vụ Pentaxim tại 182 Lương Thế Vinh hôm 25/12 cho thấy người dân đang quay lưng với Quinvaxem trong khi Pentaxim đang khan hiếm hàng. Lượng cầu vượt gấp nhiều lần số lượng có thể cung cấp.

Điều này có thể dẫn tới hậu quả là hàng triệu bà mẹ không có tiền sẽ không muốn cho con mình đi chích loại miễn phí vì lo sợ, điều đó sẽ dễ dàng bùng lên dịch bệnh khiến trẻ gặp nguy hiểm.

Vắc xin Quinvaxem là vắc xin “5 trong 1”: loại vắc xin phối hợp gồm giải độc tố vi khuẩn bạch hầu, uốn ván, vi khuẩn ho gà bất hoạt, kháng nguyên vi rút viêm gan B và kháng nguyên vi khuẩn Haemophilus influenzae type b (Hib).

Vắc xin Quinvaxem phòng được các bệnh: bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib.

Vắc xin Quinvaxem do hãng Berna Biotech, Hàn Quốc sản xuất, đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và được WHO khuyến cáo sử dụng từ năm 2006. Và được đưa vào tiêm chủng miễn phí cho trẻ dưới 1 tuổi ở Việt Nam từ tháng 6/2010.

Hiệu quả phòng bệnh của vắc xin Quinvaxem cũng như tính an toàn của vắc xin đã được Tổ chức Y tế thế giới xác nhận. Tuy nhiên, cũng như các thuốc hay loại vắc xin khác khi tiêm đều có thể xảy ra các phản ứng. Theo khuyên cáo của Tổ chức Y tế thế giới, các phản ứng nặng thường rất hiếm gặp.

Sáng nay, 161 điểm tiêm chủng vắc xin 5 trong 1 đồng loạt mở cửa
Sáng nay, 161 điểm tiêm chủng vắc xin 5 trong 1 đồng loạt mở cửa
(Xã hội) - (Phunutoday) - Sáng nay (28/12), đồng loạt mở tiêm 161 điểm tiêm chủng vắc xin dịch vụ Pentaxim trên toàn quốc.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Vũ Trung Thành