Dùng giấy bạc khi nấu 3 loại thực phẩm này chẳng khác nào rước bệnh vào thân

21:06, Thứ năm 07/12/2023

( PHUNUTODAY ) - Giấy bạc là sản phẩm tiện lợi, được sử dụng nhiều trong nấu nướng. Tuy nhiên, có 3 món không nên sử dụng giấy bạc mà không phải aai cũng biết.

3 thực phẩm không nên để trong giấy bạc

Giấy bạc là sản phẩm được dùng khả phổ biến trong nấu nướng, ở cả gia đình và các nhà hàng. Trước năm 1945, giấy bạc được làm bằng thiếc. Sau đó, nó được cải tiến và sử dụng chất liệu nhôm bởi rẻ hơn và bền hơn lại không có mùi như thiếc. Do đó, giấy bạc đôi khi còn được gọi là lá thiếc, giấy thiếc hay lá nhôm vì lý do này. Tên gọi giấy bạc xuất phát từ màu sắc của nó.

Giấy bạc được sử dụng để bọc gói thực phẩm khi nấu nước, dùng để bảo quản thực phẩm. Nó có khả năng chịu nhiệt độ cao, chịu mài mòn tốt, ngăn thức ăn không bị dính vào hộp đựng, bảo vệ dụng cụ nấu nướng (nhất là với lò nướng, nồi chiên không dầu) khỏi các vết dầu mỡ, thức ăn. Giấy bạc cũng dùng để giữ ấm, giữ ẩm cho thực phẩm, tránh dầu mỡ và nước tràn ra trong quá trình nấu. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều sử dụng theo cảm tính chứ chưa thật sự biết đâu là thực phẩm có thể dùng với giấy bạc, thực phẩm nào không.

Có 3 loại thực phẩm không phù hợp để sử dụng chung với giấy bạc là:

- Giấm, chanh.

- Cà chua (kể cả bột cà chua).

- Nước sốt, thực phẩm chứa cồn.

giay-bac-01

Nguyên nhân là do các thực phẩm trên thường có tính axit, có khả năng ăn mòn lá nhôm, hòa tan các ion nhôm trong quá trình chế biến bằng nhiệt. Nó không chỉ ảnh hưởng đến hương vị của món ăn mà còn có khả năng gây hại cho sức khỏe. Nếu chỉ bọc thực phẩm để bảo quản, không làm nóng thì axit trong thực phẩm vẫn có khả năng phản ứng với giấy bạc khiến thực phẩm bị biến đổi, nhanh hỏng hơn.

Nhôm là kim loại có hoạt tính cao, có khả năng phản ứng với các thực phẩm. Khi thực phẩm bị nhiễm nhôm đi vào cơ thể, chúng không thể tiêu hóa mà tích lũy lại trong các bộ phận như gan, thận, xương, thậm chí cả mô não của con người.

Con người khi bị nhiễm nhôm có thể gặp các biểu hiện như đau bụng, mệt mỏi. Ở tình trạng nặng, nó có thể làm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh.

Khi chế biến, bạn nên nấu chín các nguyên liệu trước, bỏ món ăn ra khỏi giấy bạc rồi mới thêm các loại gia vị có tính axit như giấm, chanh, bột cà chua... Nếu muốn dùng để bảo quản thực phẩm, bạn có thể gỏi thực phẩm bằng một lớp giấy trước rồi mới dùng giấy bạc để bọc ra bên ngoài.

Lưu ý khi dùng giấy bạc

Ngoài việc chú ý không dùng giấy bạc với các thực phẩm nếu trên, bạn cần quan tâm đến một số vấn đề khác.

Giấy bạc vốn có một mặt bóng và một mặt mờ. Các nhà sản xuất giấy bạc cho biết, việc sử dụng mặt nào tiếp xúc với thực phẩm cũng không ảnh hưởng tới hiệu quả nấu ăn và bảo quản thực phẩm.

Sự khác biệt hình thức này là do quy trình đóng gói. Giấy bạc phải đi qua máy cán và chỉ có một mặt được đánh bóng hơn so với mặt còn lại. Về khả năng truyền nhiệt, giữ nhiệt, cách nhiệt hay khả năng bị trầy xước, ăn mòn khi gặp thức ăn của hai mặt là như nhau.

Ngoài thực phẩm có tính axit, bạn không nên dùng giấy bạc để bọc đồ kim loại. Hai thứ bằng kim loại tiếp xúc với nhau có thể gây ra phản ứng điện phân, giấy bạc sẽ dễ bị thủng hoặc cháy sém cùng nhiều hậu quả khác.

Không dùng giấy bạc khi nấu ăn trong lò vi sóng. Lò vi sóng sử dụng năng lượng điện để làm nóng thực phẩm. Nếu sử dụng giấy bạc trong thiết bị này, nó có thể sinh ra các tia lửa điện.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thanh Huyền
Từ khóa: giấy bạc