Nước cam rất tốt nhưng những người này có thèm mấy cũng phải hạn chế, kẻo sinh họa

15:05, Thứ năm 07/12/2023

( PHUNUTODAY ) - Nước cam là loại đồ uống phổ biến và tốt cho sức khỏe nhưng có những đối tượng này uống nhiều nước cam sẽ gây hại

Cam là loại trái cây giàu vitamin khoáng chất giúp tăng đề kháng, bổ sung dinh dưỡng, tăng năng lượng, phục hồi sau mệt mỏi. Các vitamin giá trong trái cam như vitamin C, B9 (acid folic) mang lại rất nhiều lợi ích trong việc phục hồi sức khỏe người bị bệnh. Cam còn tốt cho những bệnh nhân tim mạch hỗ trợ ngừa máu cao, làm chậm lão hóa và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Công dụng của trái cam được lưu truyền đến nỗi nước cam được xem là thức uống nhất định phải có cho nhiều trẻ nhỏ và những người ốm.

Thế nhưng những đối tượng sau đừng ham mà dùng nhiều nước cam hoặc dùng quá thường xuyên nhé

uong-nuoc-cam

Người bị viêm loét dạ dày tá tràng:

Nước cam tốt nhưng có tính axit do đó những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên uống nước cam nhiều bởi. Các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng (nhói tim) và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng. Do đó bạn thèm thì chỉ nên uống nước cam pha loãng và uống sau ăn 1 giờ, không được uống lúc đói.

Người có bệnh tiêu hóa:

Khi bạn đang bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, lạnh bụng, đau bụng kiết lỵ thì uống nhiều nước cam sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy nặng thêm.

Người đang đói:

Khi bụng đói mà uống nước cam thì nhiều axit trong cam có thể gây cồn cào hoa mắt, mệt mỏi và tác hại lên niêm mạc dạ dày.

Người vừa mới phẫu thuật

Nước cam có lượng axit citric tương đối cao và tồn tại dưới dạng muối natri citrat - chất thường dùng để chống đông máu. Chất này sẽ tạo phức với ion Ca ++ làm cản trở quá trình thrombin và prothrombinase - những yếu tố quan trọng tham gia quá trình đông máu. Những người sau phẫu thuật cần phục hồi, ổn định vết thương rồi mới uống để tránh nguy cơ bị xuất huyết. 

uong-nuoc-cam-1

Người đang uống thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh:

Trong cam có thành phần tương tự naringin có thể làm bất hoạt hai men vận chuyển CYP3A4 và OATP1A2, thuốc sẽ khó hấp thu đầy đủ và có thể làm phá vỡ cấu trúc hóa học của thuốc. Khi đó thuốc kháng sinh sẽ không còn tác dụng kháng khuẩn, bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn kéo dài. Do đó nên uống cách nhau 4 giờ hoặc đợi hết liệu trình trị bệnh hãy uống.

Người bị bệnh thận, bệnh tiêu hóa và bệnh phổi:

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, người già không nên ăn quá nhiều cam, đặc biệt là với những người mắc bệnh thận, đường tiêu hóa kém và các bệnh phổi. Điều đó dễ dàng dẫn đến tình trạng đau bụng, đau ngang thắt lưng, đau lưng và các triệu chứng khác.

Người vừa ăn rất nhiều hản sản

Hải sản có thể nhiễm asen tự nhiên trong quá trình sinh trưởng. Khi ăn nhiều hải sản có asen kết hợp với nước cam tươi có thể tạo ra thạch tín gây nguy hiểm tính mạng. Do đó không nên uống nước cam tươi vào lúc ăn hải sản.

Người vừa uống sữa 

Sữa và cam có thể phản ứng với nhau tạo kết tủa gây khó tiêu và có thể gây đau bụng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà còn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy. Do vậy nên uống sữa trước hoặc sau khi bạn đã ăn cam ít nhất một giờ.

nhung-nguoi-khong-nen-uong-nuoc-cam

Thời điểm thích hợp uống nước cam

Thời điểm tốt để uống nước cam là sau bữa ăn sáng hoặc ăn trưa, không nên uống trước khi đi ngủ vì nước cam gây lợi tiểu có thể khiến bạn mất ngủ. 

Không uống nước cam trước khi đánh răng: Axit trong nước cam bám lên bề mặt của men răng và dưới tác dụng chà xát của bàn chải có thể làm cho men răng bị tổn thương nếu thường xuyên ăn, uống nước cam trước khi đánh răng.

Lượng nước cam nên uống trong ngày tầm 200-300ml nước cốt cam, không cần uống và không nên uống quá nhiều. Với trẻ nhỏ thì có thể uống một nửa lượng này là thích hợp.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: An Nhiên