F0 không qua khỏi dù tiêm đủ 2 mũi vắc xin: Chuyên gia giải thích để mọi người hiểu đúng, không nên hoang mang

( PHUNUTODAY ) - Các chuyên gia khẳng định, vắc xin giúp người bệnh tránh bị nặng chứ không miễn nhiễm với virus. Ngoài ra, có rất nhiều yếu tố khác có thể tác động đến tình trạng sức khỏe của người bệnh.

F0 không qua khỏi dù đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị đưa tin, tại buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP HCM chiều 11/11, ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM cho biết: Trong ngày 11/11, thành phố có 38 trường hợp F0 tử vong. Trong đó có 34 trường hợp có bệnh nền, 4 người không có bệnh nền. Xét về độ tuổi có 2 trường hợp thuộc nhóm từ 18-50 tuổi; 15 trường hợp từ 51- 65 tuổi và 21 trường hợp từ 65 tuổi trở lên.

Về tiền sử tiêm vắc xin Covid-19, có 20 bệnh nhân chưa tiêm, trong đó có 12 người trên 65 tuổi và có bệnh nên. Trường hợp tiêm 1 mũi là 2 người; trường hợp tiêm đủ 2 mũi có 10 người trên 50 tuổi và có bệnh nền.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Như vậy, có thể thấy số F0 không quả khỏi tập trung vào nhóm người lớn tuổi và có bệnh nền. Nhóm có nguy cơ tử vong cao khi nhiễm Covid-19 là người cao tuổi, người có bệnh nền, người chưa được tiêm vắc xin.

Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết ban chỉ đạo tiếp tục tìm những người già, lớn tuổi chưa tiêm vắc xin cần xem xét tiêm vắc xin để và bảo vệ cho những nhóm người này tránh nhiễm Covid-19 từ người thân.

Chuyên gia giải thích nguyên nhân khiến F0 tiêm đủ vắc xin vẫn không qua khỏi

Lý giải về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết, tiêm vắc xin Covid-19 chỉ làm giảm khả năng mắc bệnh; nếu có mắc thì giảm diễn tiến nặng và giảm khả năng không qua khỏi.

Đối với biến chủng Delta, dù có tiêm vắc xin vẫn có khả năng mắc bệnh và khi mắc bệnh vẫn có khả năng diễn tiến nặng. Tuy nhiên, khhi được tiêm đủ liều vắc xin, tỷ lệ mắc bệnh và chuyển biến nặng thấp hơn, số ca bệnh nặng, thởi máy xâm lấn ít hơn đáng kể so với ngời không tiêm vắc xin.

Trong khi đó, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi đồng TP HCM cho biết tỷ lệ F0 không qua khỏi dù đã tiêm vắc xin phòng Covid-19 là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên cũng cần xem xét lại quy trình tiềm, ví dụ như người đó được tiêm vắc xin gì, bao nhiêu tuổi, việc theo dõi, giám sát sau tiêm như thế nào.

F0-khong-qua-khoi-du-tiem-du-vac-xin-02

Đánh giá về vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu, chuyên gia cố vấn tại Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cũng cho rằng việc tiêm đủ 2 mũi vắc xin không thể giảm 100% nguy cơ mắc bệnh hoặc tử vong.

Có những loại vắc xin hiệu lực cao, tiêm một mũi miễn dịch suốt đời như vắc xin sởi. Việc sản xuất một loại vắc xin phải mất đến 4-5 năm, có khi mất tới 10 năm. Thậm chí hiện nay vẫn có những bệnh chưa có vắc xin phòng ngừa như HIV/AIDS, sốt rét.

Với SARS-CoV-2, chưa đầy 2 năm thế giới đã có vắc xin để tiêm cho người dân toàn thế giới. Vắc xin có hiệu quả trong việc phòng bệnh nhưng tùy loại mà hiệu quả khác nhau, có vắc xin đạt hiệu quả trên 90% nhưng có loại chỉ khoảng 60-70%.

Những người đã tiêm vắc xin vẫn có thể nhiễm bệnh nhưng điều quan trọng là khi họ mắc bệnh sẽ không có triệu chứng, không bị trở nặng và không làm quá tải cho hệ thống y tế. Tất nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ, dù đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin nhưng vẫn không thể qua khỏi khi nhiễm virus. Tuy nhiên, các trường hợp như vậy tập trung chủ yếu vào nhóm người trên 65 tuổi và người có bệnh nền.

PGS Phu cho rằng những trường hợp F0 không qua khỏi dù đã được tiêm vắc xin nêu trên chưa phải là con số đại diện về tỷ lệ ca bệnh nặng và tử vong do nhiễm Covid-19 sau khi tiêm vắc xin trên cả nước. Đây mới chỉ là con số ban đầu và thống kê ở một phạm vi nhất định. Do đó, chúng ta chưa thể đánh giá mức độ cao hay thấp. Để đưa ra đánh giá cho vấn đề này, chúng ta cần chờ vào thời gian mới chính xác.

F0-khong-qua-khoi-du-tiem-du-vac-xin-03

Chia sẻ trên Tri thức trực tuyến, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TP.HCM cho biết người dân không nên hoang mang, bởi vắc xin thực sự có hiệu quả giảm tử vong nhưng cũng không nên chủ quan, vì nó không triệt tiêu người tử vong.

Chuyên gia Đại học Y Dược TP.HCM phân tích, ở giai đoạn đầu dịch, số ca nhiễm mới trong thành phố tăng liên tục. Thời điểm đó, TP HCM phải áp dụng nhiều biện pháp quyết liệt như giãn cách, áp dụng giờ giới nghiêm... Sau khi tỷ lệ tiêm vắc xin đã đạt đổ phủ cao, số ca bệnh mới lần số ca bệnh nặng đều giảm dần.

Không chủ quan dù đã tiêm đủ vắc xin

PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho biết, người già là trường hợp có nguy cơ cao khi mắc Covid-19 nên cần bảo vệ bằng tiêm chủng và 5K. Gia đình có người lớn phải chủ động bảo vệ người cao tuổi bằng cách thự hiện tốt 5K và phát hiện bệnh sớm để cách ly kịp thời.

Xã hội phải bảo vệ người cao tuổi và các trường hợp có nguy cơ cao bằng cách tiêm mũi tăng cường cho họ sau 6 tháng.

Trong khi đó, bác sĩ Trương Hữu Khanh cũng nhấn mạnh, mọi người cần tuân thủ 5K. Việc mở cửa là điều kiện tất yếu và tình trạng số ca nhiễm tăng lên là điều có thể dự đoán trước. Tuy nhiên, chúng ta cần hình thành thói quen 5K để giảm nguy cơ lây nhiễm cho mình, cho những người xung quanh và toàn xã hội.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link