Ghi ngay những lưu ý cần nhớ khi ăn sả để đảm bảo an toàn cho sức khỏe

10:18, Thứ năm 17/11/2022

( PHUNUTODAY ) - Sả vừa là một loại gia vị vừa là vị thuốc tự nhiên được rất nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân và gia đình, hãy lưu ghi lại ngay những lưu ý sau đây.

1. Phụ nữ có thai nên hạn chế ăn sả

Những phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng sả. Nguyên nhân là bởi, trong sả có chứa các hợp chất có tác dụng đẩy nhanh quá trình hủy tế bào và cản trở sự nhân lên của tế bào, dẫn đến tình trạng tăng trưởng kém ở thai nhi. Ngoài ra, hợp chất mycrene có trong sả, nếu được sử dụng ở liều lượng cao hoặc thường xuyên có thể gây ra những bất thường ở xương đối với thai nhi. Các mẹ bầu nếu thường xuyên ăn quá nhiều sả hoặc các loại thực phẩm có chứa sả sẽ làm tăng nguy cơ co thắt tử cung và nguy hiểm nhất đó là sảy thai.

Không những vậy, nếu các mẹ bầu dùng sả vô tội vạ, không đúng liều lượng cũng có thể dẫn đến tình trạng thai chết lưu. Vì vậy, để có thể đảm bảo tốt sức khỏe cho cả mẹ và bé, mẹ bầu chỉ nên ăn sả với số lượng ít mà thôi.

bien-chung-khi-mang-thai-1

2. Người gặp vấn đề về tiêu hóa không nên ăn sả

Mặc dù, sả là một trong những loại thực phẩm có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm chứng đầy bụng vô cùng hiệu quả. Nhưng nếu, bạn ăn quá nhiều sả cùng một lúc, sẽ rất có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn như nóng trong, co thắt ruột, từ đó dẫn đến hoạt động tiêu hóa trong cơ thể kém đi và nặng hơn có thể gây ra tình trạng táo bón cho người ăn.

Vì vậy, mọi người nên kiểm soát lượng sả ăn vào, không nên ăn quá nhiều. Đặc biệt là những người đang gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, chậm tiêu thì không nên ăn sả. Vì loại thực phẩm này có thể khiến cho tình trạng trở nên nặng hơn.

20200511_roi-loan-tieu-hoa-1

3. Người mắc bệnh mạn tính không nên dùng sả

Đối với những người đang mắc các bệnh mạn tính như: tiểu đường, các bệnh về huyết áp thì đều không nên sử dụng sả. Loại thực phẩm này có tác dụng làm giảm huyết áp, nên nếu biết sử dụng ở mức độ phù hợp, sả sẽ trở thành một "công cụ" giúp điều hòa huyết áp rất tốt.

Nhưng, ngược lại nếu sử dụng quá nhiều sả, bạn có thể gặp phải tình trạng huyết áp đột ngột biến đổi. Điều này khá nguy hiểm đối với những bệnh nhân bị tiểu đường hay bệnh nhân huyết áp cao, huyết áp thấp. Nhẹ thì xây sẩm, hoa mắt chóng mặt, nặng thì nguy hiểm đến tính mạng. Bạn cần phải đặc biệt lưu ý vấn đề này.

20190921_131228_351678_rsz_1arthritis-natu.max-1800x1800

4. Bị nóng không nên ăn sả

Theo nghiên cứu, trong sả có chứa nhiều tinh dầu và thành phần methyl eugenol. Chúng đều gây ra tình trạng nóng trong và khiến cơ thể cảm thấy khó chịu. Thậm chí, nếu sử dụng quá nhiều sả, bạn có thể phải gặp một số vấn đề như nhiệt miệng, mụn nhọt,… Bên cạnh đó, những người đang bị sốt cũng không nên uống trà hay ăn các món ăn có chứa sả vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Ngoài ra, bạn cũng cần phải đặc biệt lưu ý khi dùng sả cho những người bị cảm. Nếu bạn bị cảm lạnh hay hắt hơi sổ mũi thì sả sẽ là một dược liệu vô cùng tuyệt vời. Nhưng nếu, bạn dùng sả cho những người bị cảm nắng hay đang bị say nắng sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể đã cao càng cao hơn, rất dễ dẫn đến co giật, thậm chí còn ảnh hưởng đến tính mạng.

images.thumb.063bbc68-23a1-4e68-a83e-a3a8334d9235

5. Sả có thể gây ra dị ứng

Tuy không phổ biến nhưng sả có thể gây ra dị ứng. Vì vậy, trước khi quyết định sử dụng sả, tinh dầu sả, bạn nên thử một lượng nhỏ trước để xem có bị dị ứng hay không. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng tinh dầu sả trong một thời gian dài để hạn chế bị kích ứng da do sả, hoặc có thể pha loãng tinh dầu sả với dầu hạt hướng dương, dầu oilu trước khi dùng. Tránh để tinh dầu sả rơi vào mắt để tránh bị cay và chảy nước mắt, đau rát, khó chịu.

Bên cạnh đó, sả có thể gây ra một số dị ứng nặng hơn như gây ra cảm giác bỏng rát, phát ban và làm giảm lượng đường trong máu. Nếu gặp bất cứ triệu chứng dị ứng nào, nên dừng lại việc sử dụng sả. Trường hợp nặng hơn, cần đi đến các cơ sở y tế để điều trị.

20191125_072131_697085_di-ung.max-800x800
chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Minh Hằng