1. Khoe khoang công đức
Phật dạy, làm điều tốt nếu vội khoe khoang, khua chiêng gõ trống cho cả thiên hạ cùng biết, công đức liền tiêu tan. Cho một quả trứng, nhưng phóng đại như vừa xây bảy tòa thành. Trong khi đó, kẻ cứu được một mạng người lại thu mình, tĩnh lặng như hoa sen chẳng cần ai thấu tỏ, dù bị hiểu lầm tâm vẫn trong khiết giữa chốn bùn nhơ.
Khoe khoang về công đức, có nghĩa ta xem trọng danh lợi, sẽ chẳng thể giúp hết lòng và luôn cân nhắc thiệt hơn. Đó không phải là hành thiện mà là một cuộc giao dịch buôn bán. Vì vậy, không thể sản sinh công đức.
2. Ghen ghét khi thấy người làm công đức
Làm điều tốt nhưng giữ tâm đố kỵ. Khi thấy người khác cũng làm điều tốt, và thậm chí hơn mình, lại ghen ghét. Lòng có tà tâm, công đức không thể vững bền. Thấy người khác lặn lội lên non cao dạy học, lại bảo họ làm chuyện dỗi hơi. Thấy nhân sinh hiến máu cứu người, lại bảo ngu ngốc, làm chuyện thừa thãi.
Người như vậy, tâm trí luôn mê muội, không thể thông suốt. Dù lòng hướng thiện, nhưng bị rành buộc bởi danh vọng, luôn sân si với thế gian, có niệm phật bao năm cũng chẳng thể thành chính quả, công đức viên mãn. Vì vậy, khi thấy người khác làm việc thiện hãy hoan hỷ. Làm ít đừng khinh rẻ, coi thường. Làm nhiều đừng chê bôi, miệt thị.
3. Tiếc nuối sau khi làm công đức
Hôm nay giúp người, nhưng sau đó bị khích bác, lại sinh ra hối hận, tiếc nuối. Dù trước đó công đức lớn thế nào, sau cũng sẽ tiêu tan. Bởi giống như khoe khoang khi làm công đức, người chứa tà niệm này luôn xem trọng hơn thiệt, làm điều tốt mà tiếc rẻ có khác gì mua một bỏ rau những hối hận vì chẳng được giá hời.
Con người nên nhớ, làm điều tốt là việc của mình, đón nhận ra sao là chuyện của thế gian. Bản thân làm điều tốt có nghĩa đang tự tích đức. Người khác trân trọng, họ sẽ thoát khỏi khổ ải. Bằng không nếu khinh rẻ, thậm chí quay sang hãm hại, ném đá sau lưng, có nghĩa họ đang tự tạo nghiệp, mãi quẩn quanh trong ma đạo và không thể quay đầu.