Gửi tiết kiệm 1 triệu, 10 triệu hay 100 triệu để hưởng tiền lãi cao hơn?

( PHUNUTODAY ) - Với mức lãi suất hiện nay tại các ngân hàng, gửi tiết kiệm 1 triệu, 10 triệu, 100 triệu thì khách hàng lời bao nhiêu mỗi tháng? Nên gửi một cục hay chia nhỏ số tiền thành nhiều sổ?

Gửi tiết kiệm 1 triệu, 10 triệu, 100 triệu lãi bao nhiêu mỗi tháng?

Hiện nay, đa số các ngân hàng đều cho phép khách gửi tiết kiệm có kỳ hạn với số tiền từ 1 triệu trở lên. Với chính sách này, khách hàng có thể dễ dàng tham gia gửi tiền với các ưu đãi khác. Ngoài ra, mức lợi nhuận khách hàng nhận được cao hay thấp còn phụ thuộc vào số tiền gửi, ngân hàng, kỳ hạn…

Empty

Với số tiền 1 triệu 1 tháng có thể lãi được bao nhiêu tiền, số tiền lãi có thể được tính với công thức:

Tiền lãi = Tiền gửi x Lãi suất(%/năm) x Số ngày gửi/365

Trong đó:

Tiền gửi: Là số tiền muốn gửi tiết kiệm.

Lãi suất: Lãi suất của ngân hàng, có thể là không kỳ hạn, 1 tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng,…

Số ngày gửi: Là số ngày thực tế đã gửi tiết kiệm, vì có thể sẽ có các trường hợp tất toán sớm hoặc muộn.

Ví dụ, hiện lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng tại Vietcombank là 1,7%/năm, theo công thức trên, khi gửi tiết kiệm 1 triệu đồng khách hàng sẽ nhận được tiền lãi là 1.397 đồng/tháng, gửi 10 triệu đồng lãi 13.972 đồng/tháng, gửi 100 triệu đồng lãi 139.726 đồng/tháng.

Lời khuyên từ ngân hàng để tránh rủi ro khi gửi tiết kiệm

Rủi ro mất tiền khi lộ thông tin cá nhân

Một số kẻ gian có thể gọi điện thoại cho người dùng lấy các thông tin như tên tuổi, địa chỉ, CMND/CCCD, mã OTP gửi về máy...để đánh cắp tiền gửi tiết kiệm. Các cuộc gọi này có thể kèm theo video quay mặt và giọng nói của người thân nhằm lừa gạt, thực hiện các hành vi chuyển tiền hay cung cấp thông tin đăng nhập…

Với trường hợp này, ngân hàng cảnh báo tất cả cuộc gọi với mục đích trên đều là giả mạo. Ngân hàng không bao giờ chủ động liên hệ với khách hàng qua điện thoại, email... để yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, thông tin giao dịch...

Các thủ đoạn lừa đảo hiện vô cùng tinh vi nhưng người dùng vẫn có thể phát hiện hành vi lừa đảo thông qua một số dấu hiệu như: cuộc gọi video call thường rất ngắn chỉ khoảng vài giây, nhìn kỹ sẽ thấy cử động khuôn miệng khi nói khá cứng nhắc, nội dung cuộc gọi luôn yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc mượn tiền...

Các chuyên gia an ninh khuyên rằng, khi nhận được các cuộc gọi yêu cầu mượn tiền, chuyển tiền từ người thân, bạn bè hay bất kỳ nhân vật nào từ các tổ chức khác, khách hàng cần xác nhận lại trực tiếp với các đối tượng liên quan để tránh bị lừa đảo.

Rủi ro lộ OTP, mật khẩu khi thực hiện giao dịch online

Khi thực hiện giao dịch gửi tiền trực tuyến, người dùng cần lưu ý bảo vệ kỹ các thông tin cá nhân như tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP... Các thông tin này chỉ có thể bị lộ thông qua việc người dùng chia sẻ thông tin đăng nhập cho người khác, đăng nhập trên nhiều thiết bị, tải các ứng dụng có chứa mã ngầm về điện thoại, nhấn vào các đường link lạ...

Lời khuyên là tuyệt đối không chia sẻ thông tin tài khoản cho bất cứ ai, đặc biệt là qua Internet, không cài đặt ghi nhớ đăng nhập trên điện thoại, đăng xuất tài khoản ngay sau khi sử dụng, không nhấp vào các link lạ hay các ứng dụng độc hại...

Empty

Đổi mật khẩu ngân hàng định kỳ 3 tháng/lần, chọn loại mật khẩu phức tạp bao gồm đầy đủ chữ, số và các ký tự đặc biệt để gia tăng khả năng bảo mật.

Rủi ro mất tiền do nhờ người khác gửi tiết kiệm hộ

Khách hàng có thể gặp rủi ro mất tiền nếu nhờ người quen gửi tiết kiệm hộ. Điều này dẫn đến việc khách hàng không thể kiểm soát hoàn toàn dòng tiền của bản thân và tạo điều kiện cho kẻ gian trục lợi trên chính nguồn tiền đó.

Vì vậy, lời khuyên là khách hàng nên tự thực hiện toàn bộ các giao dịch liên quan tới khoản gửi tiết kiệm ngân hàng của bản thân. Trong trường hợp bất khả kháng, khách hàng cần làm giấy ủy quyền theo quy định của ngân hàng cho cá nhân đáng tin cậy để hạn chế rủi ro bị đánh cắp tiền.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link