Hành trình kì diệu với lá gan và quả tim được hiến tặng

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - GS Sơn kể dù việc gấp gáp nhưng quy tắc an toàn hàng không vẫn phải đặt lên hàng đầu.

Ca phẫu thuật để đời

Giáo sư TS Nguyễn Tiến Quyết – Nguyên giám đốc Bệnh viện Việt Đức bác sĩ ca mổ ghép gan cho bệnh nhân Trần Ngọc Hải 59 tuổi, Hà Nội vui mừng cho biết bệnh nhân được ghép gan rạng sáng ngày 5/9 tại Bệnh viện Việt Đức sức khỏe đã ổn định. Bệnh nhân có thể ăn uống được bình thường, nói chuyện được. Hai bệnh nhân vốn là một người bị ung thư gan giai đoạn cuối và một người bị giãn cơ tim.

Còn PGS Nguyễn Hữu Ước – Trưởng khoa Tim mạch Bệnh viện Việt Đức cho biết bệnh nhân được ghép tim đang hồi phục rất tốt, chỉ 7 – 10 ngày nữa bệnh nhân có thể ra viện. 

GS.TS Nguyễn Hữu Ước kể lại: Trưa 4/9, khi có kết quả khẳng định chắc chắn người hiến tạng tại TP HCM đã chết não hoàn toàn, lập tức 6 bác sĩ, trong đó có 2 chuyên gia đầu ngành là GS Trịnh Hồng Sơn (Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người) và GS Nguyễn Hữu Ước lập tức lên đường bay vào TP HCM nhận tạng. Tuy nhiên, chuyến bay gần nhất không còn chỗ trống, chuyến kế tiếp phải chờ đến 16h chiều, như thế thì quá muộn! Kíp bác sĩ làm nhiệm vụ vẫn quyết định đến sân bay tìm mọi cách để có thể lên được máy bay sớm nhất. May mắn là chuyến bay gần nhất có 6 người hủy không đi, đủ chỗ cho đoàn bác sĩ. Cả đoàn lập tức lên đường sớm hơn hai tiếng so với lịch trình bay bình thường.

benh-nhan-phunutoday-vn
Bác sĩ Dung và bệnh nhân được ghép gan.

GS Sơn kể khi vừa đến Bệnh viện Chợ Rẫy, công tác mở cho người chết não đã được Bệnh viện Chợ Rẫy chuẩn bị sẵn, các bác sĩ chỉ việc lấy tạng là gan và tim rồi cho vào nước, bọc qua nhiều túi nilon rồi ướp đá mang về Hà Nội. Trong thời gian lấy tạng, phía Bệnh viện Chợ Rẫy cũng tranh thủ từng phút làm thủ tục hàng không để điều bác sĩ mang tạng ra Hà Nội.

Ngoài ra, sau khi đoàn vận chuyển tạng về tới sân bay Nội Bài, một xe cấp cứu đã được chuẩn bị sẵn sàng, được Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài tạo điều kiện đưa thẳng về Bệnh viện Việt Đức không qua thủ tục an ninh.

Những giây phút không thể quên

PGS Ước kể mỗi người đều cố gắng từng giây từng phút bởi chất lượng của tạng được ghép quyết định cho ca ghép có thành công hay không. Nhớ lại khoảnh khắc ấy, PGS Ước tâm sự: “Chúng tôi rửa tạng ngay ở trong bàn phẫu thuật. Mọi người đều cố gắng thật nhanh. Những y tá ở bên ngoài chuẩn bị quần áo thường phục cho bác sĩ vào chiếc túi nilong để sẵn trên ô tô. Lấy xong tạng là các bác sĩ mặc quần áo phòng mổ lên luôn ô tô cứu thương ra sân bay.

Trên ô tô mọi người mới thay quần áo. Lên máy bay, hành trình bảo quản tạng cũng được bác sĩ chú ý nghiêm ngặt. Trên ô tô tôi đã nghĩ làm thế nào để ra một đường ống có thể tiêm dung dịch bảo quản tạng vào trong túi đựng tạng. Chúng tôi phải trực tiếp tiêm vào quả tim, lá gan đó”.

benh-nhan-phunutoday-vn
Các bác sĩ tại BV Việt Đức thông báo về ca ghép tim và gan từ bệnh nhân chết não ngày 5/9

Khi đến sân bay Nội Bài, vừa xuống sân bay các bác sĩ lại điện về Bệnh viện Việt Đức cho đầu cầu “ở nhà” chuẩn bị sẵn sàng đón tạng về. 

BS Đào Kim Dung- người tham gia ca phẫu thuật, mấy ngày sau vẫn chưa hết hồi hộp khi đọc lại từng tin nhắn thông báo hành trình cũng như những cuộc gọi điện thoại của mọi người với nhau.

“Tối hôm đó, các bác sĩ còn bảo chúng tôi, nếu chẳng may tạng không về kịp thì liên lạc với khoa chẩn đoán hình ảnh để chiếu xạ khối u gan cho bệnh nhân. Các phương pháp dự phòng cũng đã được tính đến”, BS Dung kể.

Còn theo GS Hồng Sơn, điều kíp vận chuyển tạng lo lắng nhất là hành trình bị kéo dài quá lâu, tạng bị hoại tử tế bào, không thể ghép cho bệnh nhân. Tuy nhiên, rất may mắn khi làm xét nghiệm tại Bệnh viện Việt Đức, các chuyên gia sinh thiết khẳng định không có tế bào hoại tử.

Chi phí cho 2 ca ghép tạng rẻ bằng 1/5 so với nước ngoài

PGS. TS Nguyễn Tiến Quyết cho hay, ban đầu ca ghép gan dự định cho một bệnh nhân 32 tuổi bị xơ gan, ung thư gan. Tuy nhiên, khi kiểm tra kĩ, các bác sĩ phát hiện đã có di căn lên phổi nên không thể tiến hành. Khối gan sau đó được ghép cho bệnh nhân Trần Ngọc H (59 tuổi). Anh là người đứng thứ hai trong danh sách chờ ghép gan.

Sáng 8/9, 2 bệnh nhân đã có thể tự ăn uống nhẹ và nói chuyện được. Chi phí 2 ca ghép tạng nói trên chỉ rẻ bằng 1/5 so với nước ngoài với giá khoảng 600 triệu - 1 tỷ đồng. Được biết, ngoài hiến tim, gan cho 2 bệnh nhân ở Bệnh viện Việt Đức, người chết não (32 tuổi, không may bị tai nạn trong sinh hoạt) còn hiến 2 quả thận để ghép cho 2 bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Hiện sức khỏe 2 bệnh nhân được ghép thận này diễn tiến khả quan, các chỉ số sinh hóa ổn định.

Những em bé sống sót kỳ diệu nhờ quy trình 'báo động đỏ'
Những em bé sống sót kỳ diệu nhờ quy trình 'báo động đỏ'
(Xã hội) - (Phunutoday) - Sự bình phục của cậu bé sau hơn 2 tuần thập tử nhất sinh được các y bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 xem như một phép màu.
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn