1. Hậu quả đối với mẹ bầu
- Nguy cơ nứt vỡ tử cung
Đây là nguy cơ đầu tiên mà thai phụ gặp phải khi mang thai quá sớm sau mổ đẻ. Nguy cơ này sẽ tăng cao nếu lần mang thai tiếp theo cách thời gian sinh mổ 6-9 tháng.
- Sức khỏe của mẹ bầu giảm sút
Trong lần sinh mổ đầu tiên, mẹ bầu đã mất rất nhiều máu bởi sinh mổ mất nhiều máu gấp đôi những ca sinh thường. Vì thế, với những phụ nữ sinh mổ trong lần mang thai đầu tiên, nếu muốn sinh con nữa, họ cần phải đợi thêm ít nhất hai năm trở lên để cơ thể phục hồi lại lượng máu đã mất và sức khỏe hoàn toàn ổn định. Nếu mẹ bầu mang thai quá sớm, cơ thể mẹ bầu sẽ yếu và giảm sức đề kháng. Mẹ bầu cũng sẽ không có nhiều thời gian để dưỡng thai tốt vì còn phải chăm sóc con nhỏ.
- Nguy cơ rạn vết thương, nứt và xuất huyết cao
Khi sinh mổ lần đầu, vết thương cần một thời gian ít nhất là 9 tháng để bình phục. Nếu trong khoảng thời gian này, người mẹ lại có bầu, vết mổ lấy thai chưa lành sẹo tốt hẳn có thể gây đau trong thai kỳ, chúng sẽ có nguy cơ rạn, nứt và xuất huyết rất cao.
- Ngoài ra, thai phụ cũng đứng trước nguy cơ vết mổ bị nhiễm trùng, nhau tiền đạo, nhau bong non.
2. Nguy cơ cho con
- Trẻ bị sinh non, nhẹ ký, vàng da, thính giác kém
Nguyên nhân của việc trẻ bị sinh non, nhẹ ký, vàng da, thính giác kém chính là do sức khỏe của mẹ bầu không được đảm bảo vì mang thai sớm sau khi mổ đẻ. Thai nhi sẽ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết do cơ thể người mẹ còn yếu và đang tiết sữa cho bé đầu. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến thai nhi kém phát triển về mặt trí tuệ, thể chất khi trẻ lớn lên.
- Nguy cơ mất nguồn sữa mẹ
Em bé đầu đang trong thời gian bú sẽ có nguy cơ mất nguồn sữa mẹ bởi khi mẹ mang thai thì sữa sẽ loãng đi và mất các chất dịnh dưỡng. Điều này làm cho em bé đầu suy giảm sức để kháng cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.