1. Vì sao trẻ bị dị ứng, viêm nhiễm vì dùng khăn ướt
Khăn ướt rất được các bậc phụ huynh ưa chuộng để lau chùi cho con vì sự tiện lợi. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của Trường Y, Đại học Connecticut (Mỹ), chất bảo quản có tên gọi methylisothiazolinone (MI) trong khăn ướt có thể gây phản ứng dị ứng ở một số trẻ em.
MI chính là hóa chất đã làm tăng đột biến các phản ứng dị ứng nguy hiểm với vô số sản phẩm chăm sóc da.
2. Nguy cơ dị ứng, viêm nhiễm tăng lên
Các nhà nghiên cứu nhận định, nhiều trường hợp bị dị ứng khăn ướt nhưng vì triệu chứng thường bị chẩn đoán nhầm với những bệnh khác, chẳng hạn như eczema. Các nhà nghiên cứu đã xem xét 6 trường hợp trẻ bị phát ban nghiêm trọng.
Bé gái bị mẩn rát vùng miệng vì dị ứng chất bảo quản MI trong khăn ướt. |
Trường hợp đầu tiên là một bé gái 8 tuổi bị nổi mẩn đỏ ở mặt và vùng mông. Cô bé đã được chữa trị bằng thuốc kháng sinh và steroid, nhưng sau mỗi lần chữa trị, các vết phát ban lại tái xuất hiện. Nhóm nghiên cứu nghi ngờ rằng, bé gái có thể bị dị ứng. Mẹ của em cho biết, cô đã sử dụng khăn ướt để lau vùng miệng và mông của con.
Do từng đọc về trường hợp của một người đàn ông Bỉ bị dị ứng với chất MI trong khăn ướt trẻ em, nhà nghiên cứu Mary Wu Chang đã kiểm tra phản ứng dị ứng của bé gái với hóa chất này và kết quả thu được là dương tính. Đáng ngạc nhiên là, sau khi người mẹ ngưng dùng khăn ướt lau cho con gái, các mụn mẩn đỏ đã biến mất.
Trong 2 năm tiếp theo, thêm 5 đứa trẻ nữa được đưa tới trung tâm y tế với các triệu chứng mẩn đỏ tương tự. Trong mỗi trường hợp, vết phát ban biến mất ngay sau khi đứa trẻ không còn được lau chùi bằng khăn ướt nữa.
Bất chấp khám phá trên, nhiều bác sĩ vẫn không khuyên các bậc phụ huynh nên ngưng dùng khăn ướt trẻ em. Bởi họ cho rằng, chúng rất thuận tiện, đặc biệt khi bạn đang phải di chuyển. Nhưng nếu ở nhà, tốt nhất cha mẹ nên sử dụng nước và chất tẩy rửa dịu nhẹ cho trẻ để giảm thiểu việc tiếp xúc với hóa chất gây dị ứng.
Theo tiến sĩ Robin Gehris thuộc Bệnh viện Đại học Pittsburgh (Mỹ), số trẻ em bị dị ứng chất MI đang tăng lên. Chuyên gia này cho rằng, đây có thể vì các hãng sản xuất đã tăng lượng hóa chất bảo quản trong sản phẩm khăn ướt trẻ em.
3. Tuyệt đối không dùng khăn ướt vệ sinh cho con
Tại Việt Nam, có nhiều bà mẹ cho rằng, chỉ cần lựa chọn loại khăn ướt đảm bảo, không mùi thì sẽ có thể thoải mái vệ sinh cho con nhưng ngay cả những loại khăn ướt này cũng có thể gây kích ứng cho da trẻ khi cơ địa của bé phản ứng với bất cứ chất nào có trong khăn.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung Ương, hằng ngày bệnh viện phải tiếp nhận rất nhiều trường hợp trẻ bị nổi mẩn ở vùng kín, thậm chí dị ứng khắp người. Có bé gái, được mẹ mang đến khám trong tình trạng quấy khóc liên miên do bị hăm nặng dẫn đến chảy nước ở vùng bẹn khiến bé đau rát.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Với các sản phẩm khăn ướt có chứa tinh dầu thì tuyệt đối không được dùng cho trẻ sơ sinh vì da bé lúc này còn rất mỏng. Nhiều hãng giấy giá rẻ, có chứa các axit thơm mạch vòng sẽ ngấm vào cơ thể, khó tiêu hủy dẫn đến dị ứng, gây mầm bệnh cho trẻ.
Thói quen lạm dụng khăn ướt của cha mẹ sẽ càng khiến bé bị hăm nặng hơn. |
Ngoài ra, giấy ướt còn chứa nhiều chất bảo quản, có tác dụng phụ gây độc cho gan, ảnh hưởng đến hệ sinh dục, có khả năng gây rối loạn hệ nội tiết...
Thói quen lạm dụng khăn ướt của cha mẹ sẽ càng khiến bé bị hăm nặng hơn
Nếu như nhà sản xuất sử dụng chất tạo hương thơm kém chất lượng thì rất có khả năng gây dị ứng, kích thích cho vùng da sử dụng khiến da bị mẩn đỏ, ngứa, viêm nhiễm.
Không nên lạm dụng dùng giấy ướt bởi nếu hộp không đảm bảo kín hoàn toàn, việc mở ra mở vào sẽ khiến vi khuẩn xuất hiện, trong môi trường ẩm ướt như vậy là điều kiện tuyệt vời để sinh nấm. Khi lau những chiếc khăn giấy đó vào bộ phận sinh dục - nơi vốn ẩm ướt thì càng dễ tạo môi trường cho nấm phát triển, gây ngứa ngáy, kích ứng, mẩn đỏ, viêm nhiễm.
Cách vệ sinh vùng kín an toàn nhất cho trẻ sơ sinh
Đối với bé trai
Thứ nhất, tuần đầu sau sinh, các bé trai có thể bị phù bọng đái. Cơ quan sinh dục có thể trông quá to và như bị sưng.
Điều này liên quan đến việc có quá nhiều hoóc môn của người mẹ đi vào cơ thể của trẻ thông qua nhau thai hay sữa mẹ.
Nếu thấy con có biểu hiện bất thường về bộ phận này hoặc không hết phù sau vài ngày thì đưa con tới khám bác sĩ nhé.
Thứ hai, ở một số bé, da quy đầu rất hẹp nên không thể làm lộ hết đầu dương vật. Trong trường hợp này cần đến bác sĩ thực hiện phẫu thuật nhỏ với vài vết cắt nhỏ ở lớp da xếp, càng sớm càng tốt.
Sau phẫu thuật, đầu dương vật của bé có thể có màu đỏ tía hoặc sưng lên trong cả tuần. Hoặc cũng có trường hợp đầu dương vật của bé mưng mủ hoặc đóng mày dẻo dính trong quá trình lành. Sử dụng vaseline hay thuốc mỡ kháng sinh thường giúp lớp mày này không bị dính vào tã.
Thứ ba, sau mỗi lần thay tã, mẹ đều phải dùng nước ấm để vệ sinh vùng kín cho con. Ở phần giữa bao quy đầu và dương vật của bé thường có chất nhầy nhầy giống như mỡ. Tuy nhiên, đó là chất bẩn, mẹ phải rửa sạch.
Nếu thấy da quy đầu bị đỏ thì mỗi ngày mẹ cần vài lần dùng bông thấm dung dịch thuốc tím loãng để lau cho bé.
Nếu da đứa bé nhạy cảm thì chỉ cần lau bằng khăn giấy ẩm.
Lưu ý: Chỉ nên rửa cơ quan sinh dục bằng xà phòng 4-5 ngày một lần và không nhất thiết phải dùng xà phòng cho mỗi lần rửa vì ngay cả xà phòng chuyên dùng cho trẻ em vẫn có thể làm khô và gây kích thích vì da lúc này còn rất mỏng
Đối với bé gái
Cơ quan sinh dục của bé gái rất nhạy cảm và có sức đề kháng thấp trước các bệnh viêm nhiễm. Căn bệnh phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh là viêm cơ quan sinh dục ngoài. Do đó, mẹ cần thường xuyên giữ vệ sinh cho khu vực nhỏ này của bé.
Thứ nhất, vào cuối tuần đầu sau sinh ở các bé gái có hiện tượng tiết ra chất nhầy hoặc như có lẫn máu, điều này là bình thường, tượng này sẽ hết sau 2-3 ngày nên mẹ không nhất thiết phải rửa sạch chất nhầy này.
Để đảm bảo vệ sinh tối đa, nếu có thể, nên sử dụng tã lót giấy dùng một lần và mỗi lần thay cách nhau 1,5 - 2 giờ. Nếu hiện tượng tiết ra chất nhầy vẫn tiếp diễn hơn 3 ngày, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ.
Thứ hai, hai môi trong âm hộ của bé cũng có thể kết với nhau theo nhiều mức độ, trong một số trường hợp có thể đủ để che kín cả vùng âm đạo hoặc niệu đạo. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự kích thích âm môi.
Mẹ không nên cố tách chúng ra vì có thể càng làm chúng dính chặt vào nhau hơn. Và tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để có giải pháp hợp lý nhất.
Thứ ba, mỗi lần thay tã lót cho bé gái cần rửa cho bé bằng nước ấm. Việc rửa có thể tiến hành dưới vòi nước hay dùng bông thấm nước.
Mẹ phải rửa từ trước ra sau để những chất bẩn không rơi vào cơ quan sinh dục của bé.
9 mẹo hay giúp mẹ nuôi con gái xinh đẹp như hoa hậu từ bé (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Muốn nuôi con gái xinh đẹp như hoa hậu, mẹ phải có chiến lược từ bé từ việc chăm chút cái răng đầu tiên đến cách bé mỉm cười. |
Mẹo dân gian giúp mẹ "nặn" má lúm đồng tiền cho con từ trong bụng (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Ai cũng phải công nhận má lúm đồng tiền cười rất duyên phải không? Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi các bà bầu luôn muốn con sinh ra sẽ có má lúm. |
Cách chăm trẻ sơ sinh để con đẹp dáng, sáng da, hài hòa đường nét (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Để con lớn lên xinh đẹp hơn, ngay từ lúc sơ sinh, cha mẹ hãy chăm chút các yếu tố sau cho con yêu nhé. |