Cây hoa ngũ sắc có tên gọi như vậy vì hoa của chúng có nhiều màu chụm lại. Ngoài ra loài hoa này còn có tên là trâm ổi, thơm ổi. Và một số địa phương gọi tên hoa dại này là hoa cứt lợn.
Hoa ngũ sắc trâm ổi thuộc dòng cỏ dại rất dễ mọc, có mùi thơm hắc hắc, với một số người đó là mùi khó chịu. Hoa có xuất xứ từ Trung Mỹ và lan ra nhiều quốc gia nhiệt đới.
Những ngày gần đây, nhiều người dân Nghệ An rộ lên trồng trâm ổi làm cây cảnh để bán dịp Tết. Một số kênh thông tin báo chí đưa tin nông dân Nghệ An đang bán trâm ổi với giá 200-500.000 đồng một cây tùy theo cây to hay nhỏ, thế độc lạ hay không. Loại thế bonsai đẹp có loại từ 3 – 5 triệu đồng/cây, có cây lên tới 10 triệu đồng. Từ cây dại nhưng trâm ổi sau khi được lai tạo và ghép vào thân gỗ tạo dáng bonsai thì trở thành cây cảnh có giá trị kinh tế cao.
Ý nghĩa của cây trâm ổi trong phong thủy
Với dáng hoa tròn đầy, nhiều màu sắc, sai hoa, trâm ổi thể hiện niềm vui tươi tắn, hạnh phúc tốt lành. Trâm ổi có sức sống mạnh mẽ sức lan rất nhanh và chịu được môi trường khắc nghiệt nên được cho là biểu trưng của sự sống mãnh liệt. Trâm ổi biểu trưng cho sự kiên cường. TRâm ổi cũng thể hiện tinh thần lao động chăm chỉ cần cù. Màu sắc của ngũ sắc trâm ổi thể hiện âm dương ngũ hành cân bằng. Bởi thế ngũ sắc có thể trông trong nhà mà không ngại tương khắc với ai. Hoa ngũ sắc thể hiện sự trân trọng cuộc sống, hướng về phía trước, tiến tới tương lai tốt đẹp. Trồng chậu hoa ngũ sắc tạo nên màu sắc tươi xinh cho không gian nhà bạn và mang lại sức sống mãnh liệt cho năm mới.
Tuy nhiên một số người sẽ thấy khó chịu với mùi hắc của ngũ sắc trâm ổi. Khi bóp vào lá hay giẫm lên thì chúng tỏa ra mùi hắc. Hoa của chúng cũng không thơm. Với một số người thì mùi đó chỉ hơi hắc nhưng với một số người mùi đó khá khó chịu. Bởi thế nếu bạn không phải người dị ứng mùi thì có thể trồng.
Nên trồng trâm ổi ngũ sắc ở đâu
Cây ngũ sắc trâm ổi nếu trồng ở vườn, chúng sẽ lan rất nhanh. Do đó nếu trồng ở vườn hay hàng rào thì phải chú ý cắt tỉa tránh um tùm. Nếu muốn làm cảnh, bạn nên trồng dạng chậu hoặc cây bonsai để chúng vừa xinh xắn, nâng tầm nghệ thuật lại vừa không lan quá nhanh để đỡ phải cắt tỉa.
Cây ngũ sắc trâm ổi nên đặt ở ban công, sân nhà, trước nhà nhưng không chắn lối đi lại sẽ giúp cho không gian nhà bạn rực sáng hơn. Những chậu ngũ sắc nhỏ leo thì có thể treo ở ban công, cửa sổ, mái vòm cũng rất xinh đẹp.
Ngũ sắc là cây ưa nắng, do đó bạn nên trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng hoa sẽ đẹp. Thông thường cây ngũ sắc thường bày ở thềm nhà, sân ban công hơn là để trong phòng khách.
Lưu ý khi đặt cây ngũ sắc trong khu vực nhà
Ngũ sắc là cây bụi không vươn cao. Do đó trong tổng thể khuôn viên nhà nên trồng cây ở phía phải. Còn những cây cảnh cao lớn hơn như lựu, ngọc lan, cây lộc vừng... ở phía bên trái. Điều đó để thấy thế bên phải thấp hơn thế cây bên trái để đảm bảo phong thủy Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ bên Bạch Hổ thấp hơn bên Thanh Long.
Tránh trồng ngũ sắc ở nơi không có nắng thì cây sẽ không ra hoa sẽ không có ý nghĩa trang trí cũng như phong thủy.
Cách chăm sóc hoa ngũ sắc tươi lâu
Ánh sáng: Ngũ sắc ưa sáng nên bạn cần cho cây đủ ánh sáng khoảng 6h mỗi ngày
Đất trồng cây hoa ngũ sắc nên chọn đất có độ pH hơi chua, có độ thoát nước tốt, cây không thích úng nước. Bạn có thể thỉnh thoảng tưới nước giấm, nước vo gạo để cây phát triển hơn. Đất trồng phải thoát nước tốt vì cây không ưa ẩm.
Nếu trồng chậu ngũ sắc thân cỏ nhỏ thì dễ chăm sóc hơn chậu dạng cây bonsai, bởi thân gỗ bonsai phải chăm sóc chu đáo để đủ dưỡng chất nuôi hoa. Nếu bạn là người có thời gian và kinh nghiệm chăm sóc cây bonsai thì hãy chọn bonsai. Còn nếu không hãy chọn dáng chậu trồng cây ngũ sắc bình thường thì cây sẽ phát triển khỏe hơn, dễ chăm hơn.
Cắt tỉa: Việc cắt tỉa với cây ngũ sắc là cần thiết, cắt tỉa thúc đẩy cây ra cành mới và hoa ở mùa sau.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm