Theo đó, vụ sập cầu xảy ra chính xác vào lúc 11h30, do xà lan mang biển số SG 5984 chạy theo hướng từ xã Hiệp Hòa về cầu Hóa An, khi chạy đến cầu Ghềnh thì tông vào mố cầu.
Nguyên nhân ban đầu vụ sập được xác định là do tài công điều khiển sà lan đã vi phạm quy tắc giao thông đường thủy nội địa khi đi qua cầu Ghềnh.
Ông Đặng Văn Trung, trưởng ban Tuyên Giáo tỉnh Đồng Nai |
Ông Đặng Mạnh Trung, Trưởng ban tuyên giáo tỉnh Đồng Nai cho biết , vụ tai nạn khiến nhịp cầu số 2 bị sập hoàn toàn và nhịp cầu số 3 ngã chạm xuống nước. Có ba xe mô tô dính trên cầu, không rớt xuống nước. Cả ba người điều khiển xe đều sống xót.
Chỉ có 2 người rớt xuống sông, chính là hai tài công. Tuy nhiên hai người này đã nhảy xuống nước trốn thoát. Theo ông Trung, thông tin ban đầu cho biết, hai tài công đã bơi về phía P.Bửu Hòa, đến một bãi cát và xin tiền người dân trốn về.
Tại thời điểm xảy ra tai nạn gây sập, gãy cầu Ghềnh, cơ quan chức năng ước chừng sà lan chở khoảng 800 tấn chở cát, sỏi khô. Sà lan có chiều dài 42,83m, chiều rộng 12,23m, chiều chiều là 2,9m, mạn khô là 0,41, chiều cao mạn là 3,3m. Sà lan có vỏ được làm bằng thép, chạy theo hướng từ Long An lên.
"Tuy nhiên do lượng vật liệu trên sà lan đã chìm dưới nước hoàn toàn nên chúng tôi vẫn chưa xác định chính xác là vật liệu gì. Tuy nhiên, các thợ lặn phát hiện một lượng cát, sỏi lớn dưới lòng sông", ông Trung nói.
Hiện trường vụ tai nạn |
Về vấn đề khắc phục đối với việc đường sắt Bắc - Nam bị tê liệt sau sự cố vừa xảy ra, ông Trung cho biết: "Theo thông báo của Tổng cục Đường sắt, lịch chạy tàu rất dày và sau khi xảy ra sự việc chúng tôi đã bắt tay ngay vào việc khắc phục.
Cụ thể, biện pháp trung chuyển hành khách từ ga Biên Hoà về ga Sóng Thần trước khi di chuyển tiếp về ga cuối Hoà Hưng. Và từ ga Hoà Hưng ra Bắc cũng như thế".
Cũng theo ông Trung, lo ngại lớn nhất hiện nay là việc ga Biên Hoà là ga nhỏ, không đủ sức đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, phương châm của Tỉnh ủy Đồng Nai là sẽ làm tốt nhất có thể để không ảnh hưởng đến vấn đề đi lại của người dân.
Các tuyến đường xung quanh ga cũng khá nhỏ, tuy nhiên chúng tôi sẽ phối hợp với Công an để không xảy ra kẹt xe, ảnh hưởng đến công việc của nhân dân.
Công tác cứu hộ cứu nạn chiều 20/3 |
Hồ sơ về sà lan ghi nhận, sà lan được thiết kế năm 2007. Phương tiện này được cho là được kiểm tra kỹ thuật gần đây nhất là vào ngày 13/10/2015. Còn tàu kéo đã kéo chiếc sà lan gây tai nạn nói trên được xác định là ông Phan Thế Thượng, quê tại Tiền Giang.
Công việc trục vớt tàu do bộ giao thông vận tải thực hiện, hiện tại lực lượng cảnh sát PCCC Đồng Nai và TP.HCM vẫn tiếp tục tìm kiếm nạn nhân. “Đến chiều nay, lực lượng cứu hộ vẫn đang lặn tìm kiếm xem còn nạn nhân nào khác. Hiện tại, vẫn chưa tìm thấy bất kì nạn nhân nào nữa cũng như không phát hiện thi thể. Vì thế, tạm thời chưa có thiệt hại về người”, ông Trung nói.
Ngoài những hậu quả trên, vụ tai nạn cũng làm cho mất điện, mất nước tạm thời ở hai bên đầu cầu. Tình trạng trên được khắc phục ngay trong ngày. Các ngành giao thông, công an, quân sự và các sở ngành cũng đã họp để dự báo tình huống xấu xảy ra đồng thời kiểm soát xem có sự cố tràn dầu hay không.
Tạm thời, các tàu thuyền không được lưu thông ở khu vực xảy ra tai nạn, phải chuyển hướng chạy nhánh cầu Rạch Cát. Giao thông đường sắt vẫn tê liệt, chưa thể dự đoán được khoảng thời gian khắc phục sự cố để lưu thông bình thường tuyến đường sắt đoạn qua đây.
Sập cầu Ghềnh, đường sắt Bắc Nam gián đoạn (Xã hội) - (Phunutoday) - Cú va chạm mạnh giữa sà lan với cầu Ghềnh làm một phần cây cầu sập xuống, một số người dân đang lưu thông bằng xe máy qua cầu bị rơi xuống sông. |
Lửa bốc cháy ngùn ngụt ở chợ Biên Hòa (Xã hội) - (Phunutoday) - Một tiếng sau khi cầu Ghềnh sập, chợ Hóa An (Biên Hòa, Đồng Nai) bất ngờ bốc cháy dữ dội. |