Lễ Khai ấn Đền Trần tổ chức vào dịp đầu xuân mới hằng năm nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của cha ông ta nhằm thu hút và quảng bá nét đẹp văn hóa của quê hương Nam Định đối với du khách trong và ngoài nước.
Lễ hội Khai Ấn đền Trần năm 2016 sẽ tiến hành phát ấn cho du khách trong vòng 6 ngày, từ ngày 11 đến ngày 16 tháng Giêng âm lịch (tức từ ngày 18-2 đến ngày 23-2 dương lịch).
Lễ hội khai ấn Đền Trần |
Đây là tục lệ cổ tại Tiên Miếu nhà Trần (Phủ Thiên Trường xưa) với ý nghĩa nhân văn là cầu mong cho quốc thái, dân an; thiên hạ thái bình, thịnh trị; động viên mọi người bước vào năm mới mạnh khỏe, lao động hăng say, học tập, công tác tốt.
Và cũng là dịp để các tầng lớp nhân dân bày tỏ lòng thành kính, tri ân công đức của các bậc tiền nhân, ghi nhớ công lao to lớn của Vương triều Trần ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông xâm lược ở thế kỷ 13. Tuy nhiên mục đích, ý nghĩa đúng đắn của ấn Đền Trần, không phải ai cũng hiểu mà vẫn còn một số lầm tưởng cho rằng xin ấn để cầu “thăng quan, tiến chức”.
Về gốc tích của Lễ khai ấn thì đây là một tập tục có từ thế kỷ XIII của triều đại nhà Trần với mục đích tế lễ tiên tổ. Thời đó, Phủ Thiên Trường - Nam Định là nơi Vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân có công.
Từ đó đến nay, Lễ khai ấn được tổ chức vào giờ Tý, ngày rằm tháng Giêng (từ 11 giờ đêm 14 đến 1 giờ sáng ngày 15 tháng Giêng. Đây là một tập tục văn hóa mang tính nhân văn để nhà Vua tế lễ Trời, Đất, Tiên tổ thể hiện lòng thành kính biết ơn non sông, cha ông. Trước đây, việc đóng ấn đền Trần trong ngày khai ấn là do các quan chức nhà nước từ cấp cao cho đến cấp tỉnh, huyện, xã thực hiện với ý nghĩa khai ấn mở đầu cho công việc của nhà nước.
Như vậy, ấn đền Trần sẽ là ấn đem lại nhiều niềm vui, hạnh phúc khi mỗi người đến với đền Trần gạt bỏ những toan tính lợi lộc, hiểu đúng giá trị đích thực và đúng với tâm của người đi lễ. Có được như vậy thì lễ hội khai ấn đền Trần sẽ là lễ hội mang nhiều giá trị, nhiều ý nghĩa tốt đẹp khi mỗi người dân đến đây mang theo sự hiểu biết, cách ứng xử văn hóa, văn minh nơi chốn linh thiêng này.
Thế nhưng, ngày nay nhiều người đi lễ đền Trần đã không hiểu rõ những ý nghĩa đó. Những hình ảnh chen lấn, dẫm đạp lên nhau để cướp lộc tại đền Trần những năm trước đã làm méo mó đi hình ảnh cũng như những ý nghĩa tốt đẹp của lễ hội.
Từ 23h30 đêm 21/2 đến 0h sáng 22/2, hàng nghìn người dân lao vào cướp lộc, giật lộc từ các kiệu ấn, bàn thờ đền Trần. Tình trạng hỗn loạn, móc túi... xảy ra trong sân Tiêu Miếu, mặc những tiếng la hét “Đừng chen vào nữa! chết mất thôi!"...
Cảnh chen lấn, hỗn loạn cướp lộc tại lễ khai ấn |
Rất nhiều thanh nhiên quá khích, bất chấp sự an toàn của những người xung quanh, đồng loạt trèo qua hàng rào sắt để vào trong đền.
Hơn thế, giữa dòng người chen nhau, bất chấp sự hiện diện của lực lượng chức năng, nhiều người cố gắng cướp, giật lộc từ các kiệu ấn, bàn thờ.
Tất cả những hành động "vô ý thức" đó đã và đang dần làm mất đi nét đẹp trong văn hóa tâm linh của một lễ hội cổ xưa cần được giữ gìn và bảo tồn.
Đêm nay, Bắc Bộ mưa nhiều nơi, trời rét đậm (Xã hội) - (Phunutoday) - Khối không khí lạnh tăng cường đã dự báo hiện đang di chuyển xuống phía nam. Đêm nay, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thời tiết các tỉnh phía Bắc. |