Độ tuổi trẻ có thể bấm lỗ tai
Bấm lỗ tai cho trẻ tưởng chừng như là việc vô cùng đơn giản nhưng thực ra không phải dễ một chút nào. Nhiều cha mẹ thường bấm lỗ tai cho trẻ ở độ tuổi sơ sinh vì nghĩ rằng ở giai đoạn này dễ quên nỗi đau nhanh hơn.
Tuy nhiên một số khác lại cho rằng nên bấm lỗ tai cho trẻ ở độ tuổi lớn hơn, vì lúc đó trẻ hiểu biết, kiềm chế được các cơn đau tốt hơn. Vậy đâu mới là độ tuổi phù hợp để có thể thực hiện bấm lỗ tai cho trẻ?
Nhiều bố mẹ muốn làm điệu cho bé gái bằng cách bấm lỗ tai. |
Theo các bác sĩ nhi khoa, độ tuổi thích hợp để các bậc phụ huynh có thể bắt đầu bấm lỗ tai cho trẻ là khoảng 7 tháng tuổi trở lên. Ở độ tuổi này, trẻ vẫn có thể chịu được đau đớn và cũng phù hợp để chữa lành được vết thương.
Những lưu ý cần thiết sau khi bấm lỗ tai cho trẻ
Thực tế, sau khi bấm lỗ tai, các bé sẽ phải đối mặt với những nguy cơ về tổn thương cho da và phải mất thời gian để chữa lành. Ngoài ra, trong khoảng thời gian này, trẻ có thể gặp phải một số vấn đề như nhiễm trùng, lỗ tai không đồng đều, để lại sẹo hoặc gây ra một số bệnh tật khác.
Nhưng bố mẹ cần lưu ý tránh để lỗ bấm của bé bị nhiễm trùng. |
Chính vì vậy, khi cha mẹ quyết định cho trẻ bấm lỗ tai thì cần lưu ý một số điều cần thiết về cách chăm sóc sau đây để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra:
- Sau khi trẻ bấm lỗ tai, cha mẹ nên làm sạch vết thương ngay cho trẻ bằng rượu hoặc nước oxy già.
- Cha mẹ cần chú ý giữ gìn vệ sinh xung quanh vết thương của trẻ ít nhất là trong vòng 7 tuần sau khi bấm bằng cách làm sạch lỗ tai mỗi ngày với chất khử trùng tốt.
- Nên xoay bông tay nhẹ nhàng từ 1 - 2 lần/ngày cho bé trong khoảng thời gian ít nhất là 6 tuần sau khi bấm, để tránh bông tai dính vào làn da nhạy cảm của trẻ.
- Rửa tay thật kỹ lưỡng trước khi chạm vào lỗ tai mới xỏ của trẻ để tránh nhiễm trùng.
- Đảm bảo trẻ đang được đeo bông tai liên tục trong những tháng đầu sau khi bấm lỗ tai. Không tháo bông tai ra khỏi lỗ tai mới xỏ, đặc biệt khi lỗ tai còn đang sưng hay bị kích ứng. Tuyệt đối không bỏ các hoa tai ra sớm vì lỗ tai của trẻ có thể bị tịt nhanh chóng.
- Khi bạn thấy có các dấu hiệu như tai trẻ bị sưng to, đầy mủ, đổi màu... cần đưa tới thăm khám bác sĩ sớm vì rất có thể trẻ đã bị nhiễm trùng nặng.
9 thói quen xấu khiến mẹ mãi không đậu thai (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Để sớm có thai, bạn nên cố gắng từ bỏ một số thói quen, món ăn hay đồ uống "tủ" của mình dưới đây. |