Như chúng ta đã biết, khoai tây mọc mầm sẽ chứa một lượng lớn chaatse solanine và chaconine. Ngoài ra, hàm lượng glycoalkaloid trong khoai tây mọc mầm cũng tăng lên. Đây là những chất có hại cho cơ thể con người, thậm chí có thể dẫn tới ngộ độc, nguy hiểm tính mạng. Vì vậy, các chuyên gia luôn khuyến cáo không nên ăn khoai tây mọc mầm. Vậy khoai lang mọc mầm thì sao?
Khoai lang mọc mầm có độc không?
Trên thực tế, khoai lang mọc mầm không chứa chất độc như khoai tây. Bạn vẫn có thể cắt bỏ phần mầm và chế biến khoai như bình thường. Tuy nhiên, do khoai đã mọc mầm nên lượng dinh dưỡng cũng còn không nhiều như khi khoai còn tươi. Bên cạnh đó, hương vị của khoai cũng sẽ không còn ngon như lúc khoai mới thu hoạch.
Bạn phải chú ý rằng nếu khoai xuất hiện các đốm đen li ti trên vỏ, có dấu hiệu bị mốc thì cần phải bỏ đi. Như vậy là khoai đã bị hỏng, có thể chứa các chất có hại, gây ra rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy... nếu vẫn cố tình ăn.
Do đó, dù khoai lang không bị biến chất khi mọc mầm như khoai tây nhưng bạn cần phải kiểm tra củ khoai thật kỹ trước khi quyết định ăn hay không. Nếu thấy khoai bị mốc, có đốm đen thì tốt nhất không nên sử dụng. Những củ khoai có đốm đen, bị hà, có đốm mốc thường có vị đắng, mùi ngái và gây hại cho cơ thể.
Bạn chỉ nên ăn những củ khoai lang mới mọc mầm vì lúc này dinh dưỡng trong khoai vẫn chưa bị biến đổi nhiều. Những củ khoai có phần mầm phát triển dài, lá lớn thì lượng dinh dưỡng cũng suy giảm đi rất nhiều, không mang lại lợi ích cho sức khỏe. Với trường hợp này, bạn có thể tham khảo phương án trồng khoai trong nước để làm cảnh hoặc trồng vào đất để thu hoạch một vụ khoai mới, Với cây khoai lang, bạn cũng có thể sử phần cành lá như một loại rau.
Khi chế biến khoai lang mọc mầm, bạn cần cắt hết toàn bột phần mầm khoai. Rửa và ngâm khoai trong nước muối khoảng 20 phút rồi đem đi chế biến.
Cách bảo quản khoai lang
Khoai lang mua về không nên rửa với nước. Nước sẽ làm khoai bị thối nhanh hơn. Nếu vỏ khoai bị dính nướng, bạn có thể đem ra ngoài trời để phơi khoảng 1 ngày cho khoai khô ráo hoàn toàn trước khi bảo quản. Lưu ý, không nên phơi khoai quá lâu và ở nơi nắng gắt làm khoai bị héo, mất đi hương vị thơm ngon tự nhiên.
Có thể xếp khoai lang vào trong một chiếc thùng giấy khô ráo. Lót một vài tờ giấy báo xuống đáy thùng.
Dùng giấy báo bọc từng củ khoai sau đó xếp vào thùng.
Đặt thùng khoai này ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Tốt nhất là để trên kệ hoặc ghế thấp để thùng khoai được khô thoáng, không bị ẩm.
Không nên cho khoai lang vào tủ lạnh vì nhiệt độ thấp sẽ làm thay đổi cấu trúc tế bào khoai. Khi đó, khoai sẽ bị cứng, không có độ bở và hương vị thơm ngon.