Không tập thể dục 14 ngày làm giảm chức năng phổi, vòng bụng tăng lên, chức năng tim mạch giảm 1,8%
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nếu bạn không tập thể dục suốt 14 ngày sẽ làm chức năng tim mạch giảm 1,8%, vòng bụng tăng lên, chức năng tim phổi cũng giảm theo. Thế nhưng sau 14 ngày vận động trở lại sẽ giúp các hệ cư quan hoạt động bình thường và phục hồi đáng kể.
Não bộ sẽ khác sau 10 ngày không tập thể dục
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Copenhagen Đan Mạch công bố trên Tạp chí Y học phục hồi chức năng khi thực hiện thử nghiệm trói chân những người tham gia bằng máy cố định chân và giữ yên họ trong 2 tuần đó là sức mạnh cơ bắp giảm ¼ ở người lớn tuổi, cơ chân người già mất trung bình 250 gam. Ở người trẻ tuổi sức mạnh cơ bắp giảm 1/3 và sự suy giảm sức mạnh cơ bắp ở chân tương đương sự lão hóa từ 40 đến 50 tuổiMột nghiên cứu khác của những người cao tuổi khỏe mạnh bình thường ngừng tập thể dục 10 ngày được công bố trên tạp chí ‘Frontiers in Aging Neuroscience’ cho thấy lưu lượng máu trong các khu vực quan trọng của não chịu trách nhiệm về suy nghĩ, học tập và trí nhớ của cơ thể, chẳng hạn như hippocampus bị giảm đi đáng kể.
Sự khác biệt của người tập thể dục và người không tập thể dục
Tập thể dục như chạy bộ giúp bạn có một trạng thái tâm trí tốt hơn, một cơ thể khỏe mạnh hơn, một khuôn mặt tỏa nắng hơn.Tập thể dục và lười biếng là hai lối sống hoàn toàn khác nhau dẫn chúng ta đến hai kết cục cuộc sống rất khác nhau. Do đó, hãy tranh thủ tập thể dục dù là 5 hay 10 phút sẽ tốt hơn ngồi hoặc nằm.
Bài tập phù hợp với mọi lứa tuổi
Mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có những bài tập thể dục phù hợp.
Trẻ từ 3 đến 7 tuổi
Trẻ từ 3 đến 5 tuổi phù hợp hơn với các môn thể thao ngoài trời như đi xe đạp giúp rèn luyện phối hợp tay, mắt và chân, đồng thời cải thiện khả năng giữ thăng bằng.
Từ 5 đến 7 tuổi phù hợp môn thể thao như bơi lội giúp kiểm soát khả năng của cơ thể, điều hòa chức năng tim phổi, tích hợp một số phản xạ phát triển.
Trẻ em 8-12 tuổi
Trẻ có thể tham gia các môn: Chơi bóng bàn , chơi cầu lông, chơi quần vợt, học khiêu vũ. Tuy nhiên trẻ không nên vận động quá sức bởi xương tương đối mỏng manh.
12 - 18 tuổi, thời kỳ vàng
Độ tuổi này có thể chơi các môn: Bóng bàn, cầu lông, bóng rổ, bóng đá và bóng chuyền. Đây là giai đoạn nhạy cảm với sự phát triển của tim phổi, khi tập luyện cần tránh những bài tập chịu sức nặng quá lớn.
18 - 25 tuổi, giai đoạn trưởng thành
Độ tuổi này có thể tập thể dục các môn: thể dục nhịp điệu, yoga kết hợp với ép dẻo, aerobic và rèn luyện sức bền,…
Thời kỳ 26 - 45 tuổi
Giai đoạn này nhiều người lơ là vận động, tỷ lệ béo phì cũng tăng cao. Nam giới vẫn nên tập trung vào việc tập luyện sức mạnh cơ bắp, nhưng phải kiểm soát Phụ nữ tập aerobic cường độ thấp, yoga, chạy nhanh, bơi lội,...
Giai đoạn lão hóa 46 - 65 tuổi
Giai đoạn này nên tập các bộ môn chống loãng xương và giãn cơ như: đi bộ nhanh, nâng tạ,…
Tuổi già sau 65
Nên tập thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng, kết hợp tập luyện sức bền vừa phải để làm rắn chắc cơ và chắc xương.