1. Da đầu
Nghiên cứu da đầu cho thấy có khoảng 1 triệu vi khuẩn trên mỗi cm vuông của da đầu. Đó là những con ve nang thích trú ngụ ở vùng da bên trong của da đầu thành các nhóm nhỏ, sống bằng cách hút tuyến bã nhờn tiết ra từ da đầu. Lớp dầu tiết ra quá nhiều trên da đầu chính là “chất béo” nuôi dưỡng hàng tá vi khuẩn.
Trên cơ thể người ai cũng có vi khuẩn ở da đầu, tuy nhiên phụ nữ nhiều tóc, tóc dầy và dài hơn nam giới nên lại càng là nơi thích hợp để ve nang trú ngụ làm tổ. Mẹ cần lưu ý gội đầu và giữ đầu tóc gọn gàng sạch sẽ hàng ngày khi tiếp xúc với con, nhất là vào mùa hè, khi da đầu càng dễ tiết ra bã nhờn.
2. Miệng
Miệng là nơi thực phẩm đi qua, nhưng mẹ có biết, ở trong miệng của chúng ta mỗi centimet vuông có hơn một trăm triệu vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn tốt và một số lượng đáng kể các vi khuẩn xấu.
Những vi khuẩn này ký sinh trong các kẽ hở giữa răng và lưỡi, kết hợp với axit trong nước bọt để phân hủy dư lượng thực phẩm để tạo ra các hợp chất sulfur khó chịu. Mùi hôi từ miệng không chỉ khiến trẻ khó chịu mà vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào cơ thể bé, nhất là với những bà mẹ có thói quen hôn con.
Duy trì vệ sinh răng miệng, đánh răng cẩn thận vào buổi sáng và buổi tối, ngoài ra, mẹ nên lưu ý xỉa răng và làm sạch lưỡi bằng nước lọc sau khi ăn bởi vi khuẩn còn sót lại trên lưỡi cũng sẽ làm suy yếu hơi thở sạch.
3. Nách
Ra mồ hôi nách đương nhiên sẽ tạo ra một loại mùi khó chịu cho cả mẹ và bé, nhất là những mẹ cho con bú, trẻ phải tiếp xúc gần với khu vực dưới cánh tay mẹ! Tuy nhiên không chỉ có mùi, ẩn trong nách có từ 1- 10 tỷ con vi khuẩn sẽ sàng “tấn công” trẻ.
Mồ hôi bản thân nó không có mùi, nhưng do sản sinh ra ở nách nên những chất bã được tuyến mồ hôi thải ra sẽ được các vi khuẩn ở đây “ăn” rồi tiết ra một loại chất tên là 3-methyl-2-hexenoic acid. Chính chất này đã tạo nên mùi hương khó chịu ở vùng dười cánh tay.
Ra mồ hôi nách không phải là bệnh, miễn là mẹ tắm, thay quần áo hàng ngày, tốt nhất là mặc đồ cotton thoải mái thì hoàn toàn có thể tránh được mùi mồ hôi khó chịu ảnh hưởng đến con.
4. Móng tay
Các nhà nghiên cứu nhận thấy những vi khuẩn gây buồn nôn và tiêu chảy thường được tìm thấy bên dưới móng tay của con người. |
Các nhà nghiên cứu nhận thấy những vi khuẩn gây buồn nôn và tiêu chảy thường được tìm thấy bên dưới móng tay của con người. Thủ phạm? Thay bỉm cho con, giữ vệ sinh cơ thể kém và cầm, sờ vào thịt sống khi chế biến đồ ăn dặm…, tất cả những điều này đều có thể khiến móng tay mẹ phải đón những “vị khách không mời”.
Nếu thường xuyên phải chăm con sơ sinh, không gì tốt hơn là người mẹ nên duy trì một bộ móng được cắt tỉa gọn gàng, chúng không những sạch mà còn an toàn cho trẻ khi tránh được những vết cào, xước vô tình trên da.
9 mẹo cực thú vị để đoán vui giới tính của thai nhi (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Mặc dù nhiều phương pháp chưa được khoa học kiểm chứng nhưng nhiều người vẫn truyền tai nhau các mẹo thú vị để phán đoán về giới tính thai nhi. |