Các nguyên nhân dẫn đến sảy thai
1. Cổ tử cung yếu
Cổ tử cung yếu (hoặc suy cổ tử cung) sẽ không cho phép bạn giữ em bé quá lâu trong bụng. Hậu quả là bạn dễ bị sảy thai ở những tháng đầu tiên của thai kỳ hoặc sinh non.
2. Các vấn đề khác của tử cung
U xơ tử cung, u nang, dị tật bẩm sinh tử cung có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai và làm tăng nguy cơ bị sảy thai trong quý đầu tiên của thai kỳ. Thậm chí, sảy thai có thể xảy ra ngay khi trứng thụ tinh trong thành tử cung, nhưng nếu phát hiện ra sớm thì tình trạng này có thể được ngăn chặn.
3. Nhau thai bị "tấn công"
Nhau thai có tác dụng bảo vệ em bé của bạn trong bụng mẹ. Nhưng nếu các tế bào miễn dịch tấn công nhau thai, thai nhi sẽ bị mất hệ thống bảo vệ và tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành trong cơ thể tấn công nhau thai, và cuối cùng là kết thúc sự sống của thai nhi trong bụng mẹ. Đây còn gọi là hội chứng Hughes, gây ra bởi một số nguyên nhân như tiểu đường típ 1 hay bệnh lupus,...
4. Các vấn đề về sức khỏe của mẹ
Sảy thai trong quý thứ 2 và quý thứ 3 của thai kỳ trở nên phổ biến với các phụ nữ mắc bệnh tiểu đường. |
Sảy thai trong quý thứ 2 và quý thứ 3 của thai kỳ trở nên phổ biến với các phụ nữ mắc bệnh tiểu đường, bệnh về tuyến giáp, mức độ homocysteine cao hoặc mất cân bằng nội tiết tố. Để hạn chế tình trạng này, phụ nữ trước khi muốn có thai cần đi kiểm tra sức khỏe tổng thể.
5. Bất thường về nhiễm sắc thể
Hầu như 60% các trường hợp sảy thai muộn là do bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi. Phụ nữ mang thai ở độ cuối từ 30 – 40 có nguy cơ mang thai con có sự bất thường về nhiễm sắc thể ở thai nhi hơn các độ tuổi trẻ hơn.
Các biện pháp phòng tránh sảy thai:
Dưới đây là các biện pháp hiệu quả giúp các bà bầu phòng tránh sảy thai và có một thai kỳ khỏe mạnh.
a. Tập thể dục thường xuyên
Tập các bài thể dục phù hợp cho bà bầu giúp lưu thông máu tại cơ quan sinh sản và giúp quá trình mang thai của bạn hạn chế được nhiều vấn đề không như mong đợi như suy yếu cổ tử cung.
b. Cân bằng chế độ ăn uống
Thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi, folate và magie có thể là nguyên nhân chính dẫn đến sảy thai muộn. Vậy nên, bạn cần đảm bảo rằng mình nạp đủ dinh dưỡng hợp lý trong suốt thai kỳ để phòng ngừa sảy thai.
c. Giảm căng thẳng
Căng thẳng trong thời kỳ mang thai có thể khiến bà bầu bị mất cân bằng hoóc-môn và làm tăng nguy cơ bị sảy thai. Để giảm căng thẳng, bà bầu cần nhận nhiều sự quan tâm và chăm sóc của những người thân trong suốt thai kỳ, đặc biệt là từ người chồng. Bên cạnh đó, môi trường làm việc tốt cũng giúp bà bầu có thai kỳ khỏe mạnh. Nếu công việc của bạn nhiều áp lực, nghỉ sinh sớm cũng là giải pháp tốt để bạn lựa chọn.
d. Duy trì cân nặng thích hợp
Bà bầu cần duy trì cân nặng hợp lý để phòng ngừa các bệnh tiểu đường, bệnh tim và bệnh béo phì ở trẻ sơ sinh.
e. Không dùng chất kích thích
Các chất kích thích như thuốc lá, rượu, nước uống có cồn không được khuyến khích sử dụng cho bà bầu. Caffeine cũng vậy.
g. Giữ gìn sức khỏe
Duy trì sức khỏe tốt giúp bà bầu hạn chế bệnh trong suốt 9 tháng thai kỳ và em bé cũng được hạn chế được các bệnh đó giống mẹ. Một khi sức khỏe của thai nhi tốt, em bé sẽ lớn lên khỏe mạnh và bạn sẽ yên tâm hơn trong việc đẩy lùi nguy cơ bị sảy thai sớm và muộn.
Chồng chụp cho vợ nhật ký mang thai (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Với một chiếc máy ảnh đời cũ và lens kit, anh Phan Thanh Giản đã biến nhà thành studio, ghi lại quá trình từ khi vợ mang bầu đến lúc bé 4 tháng. |