Những cách chăm con mẹ cần phải chấm dứt ngay
Làm cha mẹ, ai cũng luôn mong muốn con cái được phát triển tốt, hay ăn chóng hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chăm con đúng cách. Hãy cùng xem mẹ có phạm phải những sai lầm dưới đây không nhé:
1. Vừa ăn vừa cho con uống nước liên tục
Nhiều cha mẹ có thói quen cho trẻ ăn một thìa cháo một thìa nước để trẻ ăn cho nhanh, tránh tình trạng ngậm thức ăn trong miệng. Thói quen này vô hình chung sẽ hình thành thói quen quán tính cho trẻ là cứ cần có nước mới nuốt trôi được thức ăn, không thiết lập được phản xạ nhai nuốt. Ngoài ra, thức ăn nguyên miếng chưa được nhai nghiền đã trôi tuột theo nước xuống dạ dày sẽ gây quá tải cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.
Nói về mặt tai nạn có thể xảy ra, trong một số trường hợp, phương pháp này rất dễ khiến thực phẩm nguyên miếng xâm nhập vào khí quản gây tắc nghẹn đường thở.
Vừa ăn vừa uống khiến trẻ không thiết lập được phản xạ nhai nuốt |
2. Nhá cơm cho con
Thế hệ ông bà ta cho rằng sử dụng miệng để nhá thức ăn sẽ khiến thức ăn mềm, ngấm dịch nước bọt sẽ khiến cơm ngọt hơn, dễ tiêu hóa hơn. Tuy nhiên, phương pháp này cần được loại bỏ ngay lập tức.
Giống như người lớn, thức ăn vào vòm miệng trẻ, trải qua cắt, nhai, nghiền, dưới sự nhào trộn của lưỡi hỗn hợp với nước bọt, thức ăn sẽ mềm, trẻ dễ nuốt. Men trong nước bọt phân giải tinh bột trong thức ăn thành đường, có lợi cho việc hấp thụ tiêu hóa ở bước tiếp theo. Cử động nhai trong vòm miệng trẻ sẽ kích thích vị giác, khứu giác do thức ăn trong miệng dẫn tới, có thể tăng cường muốn ăn, thúc đẩy công năng tiêu hóa của dạ dày và kích thích tiết nước bọt, rèn luyện hàm răng, răng và cơ nhai là một loại hoạt động rất hữu ích.
Còn nếu người lớn lại “nhá” rồi mới đút cho trẻ, trẻ chỉ việc nuốt thì quả thật đã tước đi cơ hội nhai của trẻ, làm giảm tiết nước bọt và khiến cho cơ nhai và răng không còn cơ hội rèn luyện. Lâu dần, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự ăn uống và công năng tiêu hóa của trẻ.
Nhá cơm cho trẻ rất mất vệ sinh |
Hơn nữa, trong miệng của người, vì nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, cộng với nước bọt và cặn bã thức ăn là điều kiện tốt cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Trẻ thơ cơ chế miễn dịch vẫn chưa được hoàn thiện, sức đề kháng yếu, nếu ăn thức ăn đã nhào trộn trong miệng người lớn, vi trùng sẽ dễ dàng theo vào.
3. Cho con ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng
Các mẹ hay có thói quen cho con ăn nhiều thịt, cá, trứng, tôm, cua… vì nghĩ đó là thức ăn bổ dưỡng và tốt cho bé, cho nhiều hơn một chút càng tốt. Nhưng với trẻ nhỏ lượng thức ăn đưa vào cơ thể phải phù hợp và có liều lượng, nếu cho con ăn lượng đạm quá nhiều dễ làm bé bị rối loạn tiêu hóa và nguy cơ bé mắc chứng biếng ăn gia tăng.
4. Cho con ăn những gì con thích
Hầu như các bé đều thích ăn thịt nhiều hơn ăn cá hoặc các loại hải sản. Có nhiều bé thậm chí chỉ thích ăn cơm trắng với nước canh và không chịu ăn rau. Những thói quen đó thực sự rất nguy hiểm đến sự cân bằng dinh dưỡng và phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
Nhiều mẹ chỉ cần con ăn được nhiều hay chiều chuộng con mà luôn ưu tiên những món con thích bằng cách thực đơn đi chợ chỉ chăm chăm những món khoái khẩu của con. Chính sự ưu tiên đó làm cho thực đơn của trẻ nhỏ bị mất cân bằng dinh dưỡng khiến con chậm phát triển.
5. Mẹ bị cảm lạnh không được cho con bú
Cảm lạnh chỉ là bệnh vặt, nhưng vì đã trót mang chứng “bệnh” nên nhiều bà, nhiều chị ngày xưa vẫn cấm các bà mẹ trẻ không được cho con bú vì sợ lây nhiễm cho em bé. Trong thực tế, lý do này là không chính xác. Cảm lạnh thông thường sẽ lây do các nguyên nhân nhiễm trùng đường hô hấp và thường không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Mẹ hoàn toàn có thể vắt sữa mẹ cho con ti bình hoặc khi cho bé bú trực tiếp thì đẹo khẩu trang để phòng lây truyền là được. Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Cảm lạnh không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ |
6. Véo mũi cho mũi con cao lên
Ngày xưa các cụ hay có thói quen véo mũi trẻ nhỏ với quan niệm mũi tẹt véo nhiều cũng thành…cao. Thậm chí nhiều cô gái ngày nay cũng cho rằng có một phương pháp thẩm mỹ mũi tự nhiên bằng cách dùng kẹp để kẹp cho mũi cao lên. Điều này rõ ràng không hề khoa học.
Trong thực tế, niêm mạc mũi của em bé là mỏng manh, chứa rất nhiều mạch máu. Nếu mũi bị chèn ép lâu ngày có thể làm hỏng niêm mạc và mạch máu, làm giảm khả năng bảo vệ của mũi khiến những vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập đưởng thở, gây nên viêm mũi dị ứng cho bé.
7. Cạo trọc đầu liên tục để con mát và tóc mọc dài hơn
Rất nhiều cha mẹ cho rằng khi còn nhỏ cần phải liên tục cạo trọc đầu cho con thì sau tóc bé mọc lại mới dày và dài. Mặt khác mùa hè trời nóng nực, việc cạo trọc còn giúp bé mát mẻ hơn. Trong thực tế, việc cắt tóc cho trẻ đúng là có tác dụng giúp tóc mọc dài hơn, tuy nhiên không cần thiết phải đến mức cạo trọc đầu của trẻ. Cạo trọc đầu trẻ sơ sinh để lại những tác động xấu ít ai ngờ tới. Da đầu trẻ mỏng, mềm nên việc cạo trọc dễ làm tổn hại đến da đầu trẻ và các mô nang lông, tạo điều kiện gây kích ứng da đầu và các vi khuẩn xâm nhập. Lớp tóc mỏng cũng là một màng bảo vệ da đầu bé khỏi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, chính vì vậy, cách chăm con đúng là mẹ không cạo trọc đầu cho bé sơ sinh mà chỉ thỉnh thoảng cắt tỉa lớp ngọn tóc.
8. Tắm cho trẻ sơ sinh mỗi ngày
Các mẹ quan niệm rằng, phải tắm cho trẻ hàng ngày thì trẻ mới có thể nhanh lớn được. Trên thực tế, trẻ sơ sinh không có nhiều chất bẩn trên cơ thể như chúng ta nghĩ. Vì vậy, tắm cho trẻ mỗi ngày là không cần thiết. Thậm chí, tắm cho trẻ quá thường xuyên sẽ khiến làn da bé bị khô và mất nước. Cách một ngày tắm một lần cho bé là hợp lý nhất.
9. Nghe nhạc cổ điển sẽ giúp tăng IQ của trẻ
Âm nhạc có thể làm phong phú thêm cuộc sống của một con người, âm nhạc có thể khiến trẻ cảm thấy vui vẻ thoải mái, âm nhạc có thể giúp dỗ bé nín khóc, giúp ru bé đi vào giấc ngủ…Tuy nhiên, không có bất cứ một nghiên cứu cụ thể nào khăng định rằng một em bé hay nghe nhạc cổ điển có thể giúp não phát triển hay có trí thông minh vượt trội hơn. Thêm vào đó, mẹ chỉ nên cho bé nghe nhạc không quá 3 lần một ngày, mỗi lần không quá 30 phút. Nghe nhạc quá nhiều cũng sẽ khiến bé ít tập trung vào giọng nói của mẹ, từ đó dẫn đến có thể chậm nói hơn trẻ khác.
10. Tiệt trùng kĩ càng núm vú và bình sữa của trẻ
Tiệt trùng bình sữa và núm vù lần đầu tiên khi mẹ mua về là điều cần thiết. Tuy nhiên, những lần sử dụng sau, mẹ chỉ cần rửa bằng nước rửa bình dành cho trẻ em và tráng bằng nước sôi là ổn. Trẻ sơ sinh không cần sống trong môi trường vô trùng và sạch sẽ quá mức. Điều này vô tình sẽ hạn chế sự phát triển của hệ miễn dịch.
Tập cho bé ngồi bô: Không đúng cách là hại con! (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Tập ngồi bô quá sớm có thể hại bàng quang của con, giục giã con làm giảm hiệu quả thành công của việc tập,... còn điều gì mẹ chưa biết? |