Một nghiên cứu gần đây được đăng tải trên tạp chí Pediatrics (Mỹ) cho thấy, cứ 8 phút lại có ít nhất một đứa trẻ (dưới 1 tuổi) bị bố mẹ sử dụng sai thuốc hoặc sai liều thuốc khi cần điều trị. Mặc dù đại đa số (94 phần trăm) của sự sai sót này không để lại hậu quả nghiêm trọng, nhưng vẫn có các biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Đa phần việc sử dụng thuốc sai cách dễ xảy ra với các loại thuốc dạng lỏng hơn. Dưới đây là những sai lầm y khoa phổ biến nhất và cách khắc phục, các mẹ cần ghi nhớ:
Sử dụng thuốc sai liều lượng
Với các loại thuốc dạng lỏng, hầu hết liều lượng chuẩn của thuốc sẽ được tính dựa trên trọng lượng cơ thể của trẻ. Các bậc cha mẹ sẽ phải tính toán và đong đếm thuốc chính xác để cung cấp đủ lượng thuốc cần thiết cho cơ thể trẻ, giúp bé nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, dù đã biết con cần bao nhiêu ml thuốc, nhiều bà mẹ lại tỏ ra rất lơ là với bệnh tình của con khi chỉ ước lượng thuốc theo thói quen hoặc sử dụng một chiếc thìa có sẵn trong nhà bếp mà không hề nghĩ rằng nó có thể nhiều hoặc ít hơn lượng thuốc mà bé cần.
Với các loại thuốc dạng lỏng, hầu hết liều lượng chuẩn của thuốc sẽ được tính dựa trên trọng lượng cơ thể của trẻ. |
Cách đơn giản để khắc phục tình trạng này là mẹ có thể dùng một ống tiêm (mua ngoài hiệu thuốc) đã có sẵn vạch đong đếm để lấy đủ lượng thuốc cần cho bé sau đó cho thuốc ra chén để bé uống. Với cách này, các mẹ sẽ không phải lo lắng việc bé uống thừa hay thiếu so với liều thuốc được bác sỹ chỉ định.
Lặp đi lặp lại 1 liều thuốc
Thông thường khi trẻ lớn lên hoặc thay đổi về cân nặng, lượng thuốc cần cho bé uống cũng sẽ thay đổi theo. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ vô tư áp dụng đơn thuốc từ năm ngoái cho con rồi lại gọi điện thắc mắc với bác sỹ về việc: bé uống thuốc mãi mà không khỏi.
Để chắc chắn không mắc phải sai lầm hết sức ngớ ngẩn này, các bà mẹ hãy đảm bảo cho trẻ đi khám mỗi khi bé ốm. Các bác sỹ sẽ kê đơn thuốc chuẩn nhất cho bé. Nếu trong vòng 3 tháng bé bị ốm với cùng 1 triệu chứng, mẹ có thể gọi điện tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng lại đơn thuốc đã được cho trước đó.
Cho bé uống thuốc liên tục
Đa phần, khi trẻ bị sốt, các mẹ cảm thấy rất lo lắng khi bé mãi không giảm sốt dù đã uống thuốc, lúc này, thay vì chờ đợi để cơ thể trẻ đáp ứng với thuốc, các mẹ lập tức cho trẻ uống thêm thuốc bất kể lời khuyên của bác sỹ hoặc hướng dẫn đã có trên bao bì.
Đây là sai lầm rất nghiêm trọng mà các bà mẹ thường mắc phải khi cho bé uống thuốc. Các mẹ tuyệt đối không nên đẩy các liều thuốc gần nhau hơn hoặc vượt quá số lần cho bé uống thuốc đã được quy định trên hướng dẫn sử dụng thuốc vì dùng thuốc quá liều có thể khiến bé gặp nguy hiểm. Các mẹ cũng cần lưu ý khi nên tự ý sử dụng xen kẽ giữa hai loại thuốc có công dụng tương đương, nó cũng có thể dẫn đến quá liều.
Sai lầm trong việc bảo quản thuốc
Cách chắc chắn để biết bạn đang sử dụng đúng loại thuốc cần thiết trong 1 tủ thuốc gia đình với hàng trăm loại là đọc hướng dẫn sử dụng của loại thuốc đó trước khi cho con uống. Việc bảo quản thuốc rất quan trọng, bạn nên để nguyên thuốc trong vỏ hộp kèm với hướng dẫn sử dụng để đọc lại lúc cần.
Việc bảo quản thuốc rất quan trọng, bạn nên để nguyên thuốc trong vỏ hộp kèm với hướng dẫn sử dụng để đọc lại lúc cần. |
Nếu bạn vô tình đã bóc nhãn trên vỏ chai thuốc hoặc trộn chung các loại thuốc vào với nhau, thì cách tốt nhất mà bạn cần làm lúc này là ra hiệu thuốc để mua thuốc mới.
Lời khuyên để các mẹ sử dụng thuốc an toàn cho trẻ:
- Lên một danh sách tất các các loại thuốc mà con bạn đã từng dùng và sẽ còn cần dùng trong tương lai.
- Bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa trước khi cho con uống thuốc, kể cả đó là thuốc kê toa, thuốc tự mua ở hiệu thuốc, thậm chí kể cả là thuốc bổ.
- Luôn luôn thông báo với bác sỹ và dược sỹ của bạn khi thấy con bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào.
- Hãy bảo quản thuốc đúng cách theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc.
- Nói chuyện để bé hiểu thuốc không phải là "kẹo" và bé tuyệt đối không nên tự ý uống bất kỳ loại thuốc nào khi vô tình nhặt được.
5 bước chuẩn bị tinh thần cho con đi học lại sau kì nghỉ Dưới đây là những bước cơ bản để các mẹ chuẩn bị tinh thần cho con đi học lại sau kì nghỉ Tết. |