1. Thai máy là gì?
Thai máy hay còn gọi là cử động thai, là những cử động đầu tiên của thai nhi như xoay trở mình, tay chân hay toàn thân thai nhi có cử động mà mẹ cảm nhận được. Đối với phần đa mẹ bầu, nhất là với mẹ lần đầu mang thai đây là khoảnh khắc vô cùng kì diệu và khó quên. Nhiều mẹ bật khóc lên vui sướng khi cảm nhận được hiện tượng này.
Thai máy là những cử động đầu tiên của thai nhi. |
2. Thời gian xuất hiện thai máy
Tuần tuổi thứ 12: Lúc này bé đã có những cử động của mình nhưng mẹ vẫn chưa thể cảm nhận được điều gì vì kích thước của bé lúc này còn rất nhỏ. Tuy nhiên, nếu may mắn mẹ sẽ được chứng kiến những cử động này khi đi siêu âm.
Tuần tuổi thứ 16 -18: Lúc này bé đã có sự phát triển vượt trội, bé khỏe hơn và bé sẽ di chuyển nấc, co duỗi cánh tay và cẳng chân nhỏ nhắn. Trong khoảng tuần tuổi này, sự di chuyển của bé trở nên phức tạp. Bé có thể đá, vặn vẹo. Một số em bé mút ngón tay cái của mình.
Tuần tuổi thứ 20: Đây là thời gian mà mẹ sẽ cảm nhận được những hoạt động thai máy của bé thường xuyên hơn qua những lần va chạm vào thành bụng.
Từ tuần tuổi 28 trở đi: Lúc này bé đã có khả năng cử động khoảng 10 lần trong vòng 12 tiếng đồng hồ. Thậm chí có bé “nghịch phá” thì số lần cử động bé cử động có thể lên đến 30 lần.
3. Thai máy không chỉ có đạp
Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng thai máy là hoạt động đạp bụng mẹ của bé. Nhưng bé thật ra không chỉ đạp mà còn xoay người, giơ tay, nhào lộn… Thậm chí bé còn tranh giành nhau chỗ nằm thoải mái nếu là song thai trong bụng mẹ. Mẹ khó có thể phân biệt được các loại cử động này.
Bé không chỉ đạp mà còn có thể xoay người, giơ tay, nhào lộn trong bụng mẹ. |
4. Thai máy cũng có nguyên tắc
Không phải lúc nào bé cũng đạp bụng mẹ. Mà bé thường chuyển động vào những thời gian cố định như sáng sớm, giữa trưa, chiều tối. Thường bé sẽ thức vào những lúc này theo đồng hồ sinh học của mình. Trung bình cứ cách nhau 3 đến 4 giờ thì thai lại máy một lần.
5. Một số nhần lẫn giữa thai máy và các chuyển động khác
Sự nhầm lẫn này xảy ra khi bụng mẹ sôi đói, đầy hơi. Thường thì vào cuối giai đoạn thứ 2 của thai kỳ mẹ sẽ cảm nhận được sự họat động mạnh mẽ của bé nhiều và rõ rệt hơn. Lúc này, mẹ dễ dàng nhận biết được những cú thai máy của bé vào thành bụng. Thậm chí khi ngủ, người nằm sát cũng có thể cảm nhận được những hoạt động thai máy mạnh mẽ của bé.
Mẹ cũng dễ nhầm lẫn khi bé nấc cụt là thai máy ( vào tuần thứ 16 thai nhi trong bụng mẹ đã biết nấc cụt). Bé nuốt chất lỏng bên trong tử cung mẹ và gây ra nấc. Nhiều chuyên gia cho biết, nấc giúp tăng cường cơ hoành cho bé, giúp bé thở tốt.
Mẹ cần theo dõi thai cử động của thai để biết con khỏe hay yếu. |
6. Làm sao biết thai máy bất thường?
Càng quá ngày sinh, cử động thai càng giảm. Trong lúc tỉnh thức, tối thiểu thai sẽ cử động 3 – 4 lần/giờ. Thấp hơn mức này, hoặc thai đang ngủ, hoặc đang có vấn đề sức khoẻ. Cử động quá nhiều (hơn 20 lần) thì coi chừng thai đang bị stress hay chính người mẹ đang căng thẳng.
Nếu cử động vẫn tăng nhanh, dồn dập, nên đến bệnh viện kiểm tra. Những tháng trước đó, theo dõi thai cử động trong ngày là dấu hiệu cho biết thai có hoạt động, tức còn sống, nhưng yếu hay khoẻ không thể kết luận. Khi thấy cả một ngày mà thai không máy hoặc thai máy ít hơn so với ngày trước thì cần chú ý đây có thể là dấu hiệu thai đang bất thường.
8 sai lầm "chết người" của mẹ khiến thai nhi chậm phát triển (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Những sai lầm trong ăn uống của mẹ dưới đây có thể là nguyên nhân khiến thai nhi chậm phát triển. |