Trong thời kỳ đầu mang thai, hầu hết các mẹ bầu cảm thấy rất mệt mỏi và có thể đi vào giấc ngủ gần như ở bất cứ nơi nào và với bất cứ tư thế nào. Và cùng với thời gian, khi thai nhi trở nên lớn hơn, việc tìm kiếm một vị trí nằm thoải mái càng trở nên khó khăn. Nhiều bà bầu còn lo sợ rằng nằm ngủ không đúng tư thế còn có thể làm gãy chân, gãy tay con và tư thế ngủ là một trong những điều gây ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu nuôi bào thai. Vậy, đâu là tư thế nằm khi mang thai chuẩn xác nhất:
1. Tư thế nằm tốt nhất cho bà bầu
- Nằm nghiêng bên trái và chân trái duỗi, chân phải gấp lại là tư thế tốt nhất cho cả quá trình mang thai.
Tư thế này giúp tim hoạt động dễ dàng hơn bởi nó giúp cho sức nặng của thai nhi không đè lên các tĩnh mạch vận chuyển máu từ chân trở về tim, cũng như lưu thông máu dễ dàng đến dạ còn, bào thai và thận. Tư thế này còn giúp bé cử động tốt hơn, giảm sưng ở mắt cá chân và tay ở mẹ.
- Nếu mẹ muốn nằm nghiêng, đặt một chiếc gối phía trước chân để gác chân lên sẽ giúp mẹ có một tư thế nằm thoải mái.
- Nếu mẹ cảm thấy khó chịu khi nằm nghiêng, hãy nhét một chiếc gối dưới lưng, lệch sang một bên để cơ thể hơi nghiêng, tạo với giường một góc khoảng 30 độ.
- Đặt một chiếc gối giữa hai chân để giữ khoảng cách giữa hai chân sẽ giúp làm giảm áp lực lên các khớp của xương chậu.
2. Tư thế nằm theo giai đoạn
Tư thế nằm cho ba tháng đầu thai kỳ
Ở ba tháng đầu thai kỳ, nằm nghiêng và có gối để đỡ áp lực là tư thế nằm tốt nhất cho bà bầu thời kỳ này
Nếu bạn có thói quen nằm sấp hoặc ôm gối ngủ thì nên thay đổi ngay bây giờ, vì đây không phải là tư thế tốt cho thai nhi và cũng không mang cho bạn một giấc ngủ ngon . Tuy nhiên ở ba tháng đầu này, bào thai còn nhỏ nên sự tác động lên cơ thể của mẹ là không đáng kể, vì vậy các mẹ bầu có thể ngủ tùy ý với nhiều tư thế, nằm ngửa hay nằm nghiêng đều được.
Ở ba tháng đầu thai kỳ, nằm nghiêng và có gối để đỡ áp lực là tư thế nằm tốt nhất cho bà bầu thời kỳ này |
Tư thế nằm tốt cho ba tháng giữa thai kỳ
Ở giai đoạn ba tháng giữa của thai kì, nếu nước ối quá nhiều hoặc mang song thai, bà bầu nên nằm nghiêng. Tư thế ngủ này khiến bà bầu thoải mái hơn và không gây áp lực lên bào thai như các tư thế nằm khác. Nếu bà bầu cảm thấy phần chân nặng nề, có thể nằm ngửa và kê chân lên gối mềm.
Tư thế nằm cho ba tháng cuối thai kỳ
Giai đoạn cuối có ảnh hưởng lớn tới an toàn của thai nhi, nên bà bầu càng phải chú ý. Trong giai đoạn này, tử cung thường xoay về phía bên phải, nếu bà bầu nằm nghiêng phải sẽ càng làm tăng áp lực lên các động mạch và vùng xương chậu ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu và hạn chế cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, vì vậy các mẹ bầu nên nằm nghiêng trái để thai nhi được khỏe mạnh.
Nếu hai chân bị phù to hoặc các tĩnh mạch ở chân căng lên, bà bầu có thể kê cao chân một chút sẽ giúp máu lưu thông, giảm phù nề.
Thông thường tư thế nằm phải đảm bảo yêu cầu là thoải mái cho mẹ và an toàn cho bé. Do đó, nếu bạn thấy nằm ngửa thoải mái thì bạn vẫn có thể nằm ngửa nhưng nên đổi tư thế thường xuyên. Thực ra, rất nhiều bà bầu khi thai nhi đã to nhất định thì họ rất khó nằm ngửa vì nó tác động lên các động mạch và xương vùng chậu.
Thông thường tư thế nằm phải đảm bảo yêu cầu là thoải mái cho mẹ và an toàn cho bé. |
3. Tư thế nằm bà bầu cần tránh
Tránh nằm ngửa khi mang thai
- Ở 3 tháng giữa của thai kỳ, thai phụ không nên nằm ngửa vì tư thế nằm này sẽ làm tăng áp lực xuống phía sau của tử cung, làm giảm lượng máu dồn đến động mạnh chủ. Do đó, tử cung sẽ bị thiếu máu gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng và sự phát triển của bào thai trong bụng.
- Mẹ cũng nên lưu ý đến loại đệm nằm. Cần lựa chọn loại đệm cứng (bông ép) sẽ giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ vào ban đêm, không ảnh hưởng đến cổ, lưng…, mẹ sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi thức dậy.
- Nếu các biện pháp trên không có tác dụng, mẹ có thể thử tư thế nửa nằm, nửa ngồi (nằm nhiều hơn ngồi để tránh mỏi lưng và mông).
Tư thế này giúp giảm áp lực đè lên bụng và tim hơn so với tư thế nằm ngửa.
Không nên nằm sấp hoặc gục xuống bàn
Khi nằm sấp khiến chức năng hô hấp của phổi sẽ bị giảm, cơ thể sẽ thiếu oxy và cơ chế thải carbon dioxide cũng bị cản trở gây áp lực cho em bé trong bụng, từ đó dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu oxy.
Vì vậy các mẹ bầu làm văn phòng cần hết sức lưu ý, hãy tìm cho mình một chiếc gối đặt sau ghế để có thể ngả lưng mỗi khi mệt mỏi.
11 điều thai nhi sợ nhất mẹ bầu cần tránh (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Mẹ có biết thai nhi sợ nhất điều gì mỗi tháng trong bụng mẹ không? Hãy tìm hiểu 11 điều sau để tránh những sơ suất và lo lắng khi mang thai. |