5 sai lầm kinh điển khi học tiếng anh
1. Tập trung vào ngữ pháp
Đây là sai lầm lớn nhất, phổ biến nhất và tồi tệ nhất. Nghiên cứu cho thấy học ngữ pháp, trên thực tế, gây ra nhiều tác hại xấu đến khả năng nói tiếng Anh. Tại sao? Bởi vì ngữ pháp tiếng Anh quá phức tạp để ghi nhớ và sử dụng một cách hợp lý …. Trong khi đó, những cuộc trò chuyện trong thực tế diễn ra quá nhanh.
Bạn không có đủ thời gian để suy nghĩ, nhớ lại hàng trăm, hàng ngàn quy tắc ngữ pháp khác nhau, chọn xem ngữ pháp nào đúng rồi mới sử dụng.
Logic não trái của bạn không thể làm điều đó. Bạn phải học ngữ pháp trực quan và vô thức, như một đứa trẻ. Bạn làm điều này bằng cách nghe thật nhiều câu tiếng Anh được dùng đúng ngữ pháp. Chỉ cần như vậy, bộ não của bạn tự động dần dần học được cách sử dụng ngữ pháp tiếng Anh một cách chính xác.
2. Nói tiếng Anh một cách ép buộc
Cả học viên và giảng viên tiếng Anh đều cố ép học viên nói tiếng Anh trước khi học viên sẵn sàng. Mặc dù điều này xuất phát từ mục đích tốt. Kết quả là hầu hết học sinh nói tiếng Anh rất chậm, thiếu tự tin và không lưu loát.
Ép mình nói là một sai lầm rất lớn. Đừng nói tiếng Anh nếu thấy bị ép buộc. Bạn hãy tập trung vào việc nghe và kiên nhẫn. Chỉ nói khi bạn đã sẵn sàng để nói chuyện. Lúc đó, việc nói sẽ diễn ra dễ dàng và hết sức tự nhiên. Cho đến lúc đó, đừng cố ép mình nói tiếng Anh khi chưa cảm thấy sẵn sàng.
3. Chỉ có học tập chính thức sách giáo khoa Tiếng Anh
Thật không may, hầu hết học viên chỉ học tiếng Anh tìm thấy trong sách giáo khoa và trường học. Vấn đề là người bản xứ không sử dụng loại tiếng Anh này trong hầu hết các tình huống.
Khi nói chuyện với bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp, người bản xứ sử dụng tiếng Anh thông dụng với vô số thành ngữ, cụm động từ, và tiếng lóng. Để giao tiếp với người bản xứ, bạn không thể chỉ dựa vào sách giáo khoa .. bạn phải học tiếng Anh thông thường.
4. Cố gắng để trở thành hoàn hảo
Học sinh và giảng viên thường tập trung vào những sai lầm. Họ lo lắng khi phạm phải sai lầm. Họ sửa chữa những sai lầm. Họ cố gắng để nói tiếng Anh một cách hoàn hảo, để không gặp phải bất cứ lỗi nào khi nói.
Tuy nhiên, không ai là hoàn hảo. Người bản ngữ cũng thường nói sai, nói lắp,… khi giao tiếp tiếng Anh. Bạn nói sai cũng là điều bình thường. Thay vì tập trung vào những điểm tiêu cực, hãy tập trung vào việc giao tiếp.
Mục tiêu của bạn không phải là để nói chuyện “hoàn hảo”. Mục tiêu của bạn là để truyền đạt ý tưởng, thông tin, và cảm xúc một cách rõ ràng và dễ hiểu. Tập trung vào truyền tải thông tin, tập trung vào những điểm tích cực. Dần dần, bạn sẽ tiến bộ khắc phục được những lỗi thường gặp khi nói.
5. Phụ thuộc vào nhà trường
Học viên đa phần phụ thuộc hoàn toàn vào trường học. Họ nghĩ rằng giáo viên và nhà trường phải chịu trách nhiệm cho sự thành công của họ. Điều này không bao giờ đúng. Bạn, người học tiếng Anh, luôn phải chịu trách nhiệm cho việc học của mình. Một giáo viên tốt có thể giúp bạn nhiều điều, nhưng bạn mới chính là người chịu trách nhiệm lớn nhất cho việc học tập của bản thân bạn.
Bạn phải tìm những bài học và tài liệu học tiếng Anh hiệu quả. Bạn phải nghe và đọc tiếng Anh mỗi ngày. Bạn phải kiểm soát cảm xúc của bạn và duy trì động lực, năng lượng khi học. Bạn phải tích cực và lạc quan.
Không giáo viên nào có thể khiến bạn học tiếng Anh. Chỉ có bạn mới có thể làm điều đó!
Mặc dù đây là những sai lầm rất phổ biến, tin tốt lành là bạn hoàn toàn có thể sửa chữa chúng. Khi bạn ngừng phạm phải những sai lầm này, bạn đã thay đổi cách học tiếng Anh của bạn. Bạn học nhanh hơn. Khả năng nói tiếng Anh của bạn được cải thiện. Bạn ham thích học tiếng Anh hơn.
Bí quyết giúp con học tiếng Anh giỏi
1. Khuyến khích bé nói tiếng Anh nhiều hơn
Nếu ngay từ nhỏ, bé được rèn luyện một cách thường xuyên và nghiêm túc thì trong những sinh hoạt hàng ngày, những điều bé học được từ thầy cô sẽ được vận dụng một cách tự nhiên và nhuần nhuyễn. Để làm được điều này, bất kỳ lúc nào các phụ huynh cũng phải sẵn sàng là một người bạn học lý tưởng và thân cận với con, hãy giúp đỡ bé trau dồi kiến thức và tạo nên sự gắn kết sâu sắc hơn với con yêu của mình.
Hãy khuyến khích con giới thiệu tên mình bằng tiếng Anh. |
Ví dụ như, nếu bạn đặt thêm cho con một cái tên bằng tiếng Anh, thì mỗi khi có khách đến nhà, hãy khuyến khích con giới thiệu tên mình bằng tiếng Anh. Những lúc như vậy, bé sẽ líu lo nói những câu đơn giản kể về bản thân mình cho mọi người nghe. Mỗi khi học thêm được một mẫu câu mới, thì ngay lập tức bé sẽ áp dụng nó vào ‘bài giới thiệu bản thân’ của mình.
Từ những cách đơn giản đó chắc chắn các bạn đã luyện cho bé hình thành dần thói quen sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống.
2. Giúp bé ghi nhớ qua hình ảnh
Các phụ huynh cần nhớ rằng, con trẻ sẽ cảm thấy bị áp lực và bị ‘quá tải’ bởi những lý thuyết khô khan như ?Con gà là chicken, xe máy là motorcycle?…. Sẽ hiệu quả hơn nếu bạn dạy con từ vựng qua hình ảnh. Khi nhìn thấy con gà, bạn hãy chỉ có bé và nói “chicken kìa!”. Như vậy, ngay lập tức não trẻ sẽ có liên hệ giữa hình ảnh con gà vời từ ‘chicken” đã được học. Tương tự như vậy, vào mỗi buổi sáng khi cùng con đến trường, hãy thường xuyên nói với bé, con nhìn kìa “so many car”. Vậy là ngay lập tức bé sẽ ghi nhớ được hình ảnh đường phố đông đúc với hàng hàng ô tô là “car”.
Các mẹ thấy đấy, việc rèn luyện hàng ngày cùng con cũng không khó lắm đâu. Khi nấu ăn, hoặc dọn nhà hãy chỉ vào các đồ vật và cùng nói nhắc lại bằng tiếng Anh. Bé sẽ nhớ lâu hơn, nếu mẹ diễn đạt từ ngữ thông qua hình ảnh và màu sắc cụ thể, kèm theo một số sắc thái biểu cảm trên khuôn mặt mẹ khi chơi cùng bé sẽ tạo ra những ấn tượng cho bé để khơi gợi trí nhớ trong những lúc bé quên.
Hãy tạo nên thói quen tư duy bằng tiếng Anh cho trẻ thông qua việc sử dụng tiếng Anh hàng ngày bằng những vật dụng gắn liền với đời sống sinh hoạt thường nhật của bé.
3. Sử dụng học cụ
Trẻ nhỏ luôn luôn thích thú với những bí mật. Bởi vậy, mẹ hãy tận dụng điều này để khơi gợi niềm đam mê đối với ngoại ngữ của con. Ví dụ như, mẹ có thể dụ dỗ con bằng trò chơi tiếng Anh thông qua chiếc hộp bí ẩn. Trong đó, hãy để những vật dụng quen thuộc với bé, sau đó hãy cho bé sờ, chạm, cảm nhận mà không được nhìn và quan trọng là cố gắng nói ra đồ vật đó bằng tiếng Anh. Và mỗi khi bé đoán đúng được một đồ vật trong hộp, hãy dành cho bé một phẩn thưởng nho nhỏ, như tặng cho bé một cái hôn, một món ăn mà bé thích, hoặc là một buổi đi công viên nước?
Để tăng thêm phần hấp dẫn cho bé, mẹ hãy làm cô tiên hô biến chiếc hộp bí ẩn cho thật đa dạng và phong phú. Lúc thì có thể là hoa quả, đồ chơi, thú bông, lúc cũng có thể là một quyển truyện mà bé thích. Mẹ và bé hãy cùng đọc cuốn truyện đó trước khi đi ngủ.
4. Cho bé bắt chước hơn ngữ pháp
Cho bé học tiếng anh thông qua các bài hát mà bé yêu thích sẽ giúp phát triển khả năng nói của bé rất hiệu quả. Bé có thể hát say sưa, nhuần nhuyễn một bài hát tiếng Anh mà bé yêu mến dù bé hoàn toàn không hiểu ca từ của bài hát có ý nghĩa gì. Nhất là một số bài bài tiếng Anh hay có trong những bộ phim hoạt hình hấp dẫn mà bé thích xem hoặc là trong một chương trình nhạc thiếu nhi? là những món ăn tinh thần không thể thiếu của bé. Bạn hãy hát cùng con, tham gia cùng con và đương nhiên, và cũng không ngại kể cho bé nghe ý nghĩa ca từ. Từ phương pháp này, bé sẽ có niềm hứng thú với tiếng Anh và không cảm thấy bị gò bó hay ép buộc phải học nhiều.
5. Động viên kịp thời
Khi trẻ có những tiến bộ, biết tránh những lỗi sai đã mắc phải thì cha mẹ cần kịp thời động viên, thưởng khuyến khích trẻ. Có như vậy, trẻ mới không nản lòng, càng cố gắng học và yêu thích môn Tiếng Anh.
Một trong những cuốc sách hay hướng dẫn cách giúp trẻ ghi nhớ từ vựng siêu nhanh là “Luyện siêu trí nhớ từ vựng” theo cách của người Do Thái nhằm chinh phục tiếng Anh với 13 chuyên đề TOEIC, kèm theo đó là hệ thống công nghệ Hybrid learning và mobile learning phiên bản mới do Smartcom phát triển.
Cuốn sách được đặt tên là Luyện siêu trí nhớ từ vựng là vì cuốn sách thực hiện một sự đột phá ở điểm bức xúc và khó khăn nhất đối với người học tiếng Anh là khả năng ghi nhớ bền vững và vận dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp.
Có lẽ đây là cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam và cũng là hiếm hoi trên thế giới có một hệ thống học trực tuyến và học trên điện thoại hùng hậu hỗ trợ.
Tác giả Nguyễn Anh Đức từng tốt nghiệp chương trình đào tạo lãnh đạo cao cấp của trường Kinh doanh Harvard, cử nhân tiếng Anh (ĐH Hà Nội). |
Cuốn sách Luyện Siêu Trí Nhớ Từ Vựng được tác giả Nguyễn Anh Đức - Tổng giám đốc công ty cổ phần Smartcom Việt Nam và Tiến sĩ Ben Williams (đồng tác giả) viết với mục tiêu giới thiệu phương pháp học từ vựng tiếng Anh hiệu quả cho những người muốn tăng cường khả năng ghi nhớ để vừa thuộc nhanh, thuộc sâu, nhớ được nhiều và nhớ lâu, sau đó có thể sử dụng đúng và nhạy bén những gì mình ghi nhớ trong giao tiếp thực tế.
15 lời khuyên khi học tiếng Anh
1. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội.
2. Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học.
3. Tập nghe và hát các bài hát tiếng Anh.
4. Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ.
5. Nên hỏi lại hoặc đề nghị người nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa.
6. Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh
7. Áp dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau.
8. Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo các chủ điểm đó.
9. Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách căn cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp .
10. So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
11. Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa.
12. Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốt nhất.
13. Học thuộc các quy tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoại mẫu.
14. Nghe băng và tập viết chính tả thường xuyên.
15. Điều quan trọng nhất là phải đam mê và quyết tâm.Đặc biệt là phải kiên trì ,từ từ rồi sẽ có tiến bộ: bạn chỉ cần nhớ 5 từ mỗi ngày, hoặc 5 từ vựng trước khi đi ngủ.
7 điều người lớn không nên làm khi trẻ cáu giận, hờn dỗi (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Khi trẻ cáu giận, hờn dỗi bố mẹ thường lúng túng trong cách xử lý và phạm nhiều sai lầm. Dưới đây là các điều mà các bố mẹ không nên làm. |