Lao động nghỉ việc quá 5 ngày trong tháng không có lý do có bị đuổi việc?

10:02, Thứ ba 09/08/2022

( PHUNUTODAY ) - Đây chính là thắc mắc được nhiều người lao động đặt câu hỏi, để biết chi tiết mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:

Tự ý nghỉ việc 5 ngày làm việc trong tháng có bị sa thải không?

Trường hợp người lao động tự ý nghỉ việc 05 ngày cộng dồn trong một tháng mà không có lý do chính đáng thì công ty có quyền xử lý kỷ luật sa thải.

Sa thải là một hình thức xử lý kỷ luật lao động của bên sử dụng lao động nhằm chấm dứt hợp đồng đối với lao động chịu sự kỷ luật. Bộ luật lao động hiện hành co quy định cụ thể về trường hợp sa thải áp dụng tại Khoản 4 Điều 125 như sau:

Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

sua-quy-trinh-thu-BHXH

Thủ tục sa thải đối với trường hợp nghỉ quá 5 ngày làm việc trong tháng?

Thủ tục xử lý kỷ luật lao động tại khoản 6 Điều 122 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

Điều 122. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;

b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;

c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;

d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.

sa-thai(1)

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;

d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Min Min